Câu hỏi:

13/07/2024 9,851

Một túi đựng các viên bi giống hệt nhau, chỉ khác màu, trong đó có 5 viên bi màu xanh, 3 viên bi màu đỏ và 7 viên bi màu trắng. Bạn Việt lấy ngẫu nhiên một viên bi trong túi. Tính xác suất của các biến cố sau:

a) E: "Việt lấy được viên bi màu xanh";

b) F: "Việt lấy được viên bi màu đỏ";

c) G: "Việt lấy được viên bi màu trắng";

d) H: "Việt lấy được viên bi màu xanh hoặc màu đỏ";

e) K: "Việt không lấy được viên bi màu đỏ".

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Túi đựng có tổng: 5 + 3 + 7 = 15 (viên bi).

Vì các viên bi giống hệt nhau, chỉ khác màu nên có 15 kết quả có thể là đồng khả năng.

a) Có 5 viên bi màu xanh nên có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố E.

Vậy xác suất của biến cố E là: P(E) = 515=13

b) Có 3 viên bi màu đỏ nên có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố F.

Vậy xác suất của biến cố F là: P(F) = 315=15

c) Có 7 viên bi màu trắng nên có 7 kết quả thuận lợi cho biến cố G.

Vậy xác suất của biến cố G là: P(G) =  715

d) Có 5 + 3 = 8 viên bi màu xanh và đỏ nên có 8 kết quả thuận lợi cho biến cố H.

Vậy xác suất của biến cố H là: P(H) = 815

e) Có 5 + 7 = 12 viên bi màu xanh và trắng, tức là có 12 viên bi không phải màu đỏ nên có 12 kết quả thuận lợi cho biến cố K.

Vậy xác suất của biến cố K là: P(K) = 1215=45

Hồ Thị Hương

Hồ Thị Hương

Vào lúc 11 giờ trưa bạn An đã được bóng của mình dài 70 cm khi đá bóng cột cờ tổ quốc trên sân trường dài 2,45 m biết bạn An Cao 1,6 m hỏi cột cờ cao bao nhiêu mét

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Các kết quả có thể là {10; 11; …; 99}. Có 90 kết quả có thể.

a) Có 10 kết quả thuận lợi cho biến cố A, đó là: 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19.

Xác suất của biến cố A là: P(A) = 1090=19

b) Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố B, đó là: 16; 25; 36; 49; 64; 81.

Xác suất của biến cố B là: P(B) = 690=115

Lời giải

Có 15 học sinh lớp 8A và 15 học sinh lớp 8B nên có tổng là 30 học sinh. Do đó, có 30 kết quả có thể.

a) Có tất cả 9 + 12 = 21 học sinh nam nên có 21 kết quả thuận lợi cho biến cố E.

Vậy xác suất của biến cố E là: P(E) = 2130=710

b) Lớp 8B12 bạn nam nên có 12 kết quả thuận lợi cho biến cố F.

Vậy xác suất của biến cố F là: P(F) = 1230=25

c) Lớp 8A có 6 học sinh nữ nên có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố G.

Vậy xác suất của biến cố G là: P(G) = 630=15