Câu hỏi:
13/07/2024 1,113Cho đề bài: Thuyết minh về phong trào xây dựng trường học thân thiện trong giáo dục hiện nay.
a. Lập dàn ý cho đề bài trên.
b. Viết phần Mở bài và ý đầu tiên của phần Thân bài.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Lập dàn ý cho đề bài.
1, Mở bài
- Giới thiệu về phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong giáo dục hiện nay.
2, Thân bài
- Giới thiệu về phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Các hoạt động của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
+ Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp và an toàn.
+ Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
+ Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
- Lợi ích của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
+ Tạo ra môi trường học tập lành mạnh cho học sinh.
+ Giúp ích cho công tác giáo dục học sinh.
+ Xây dựng tính kỉ luật cho học sinh.
- Các phương pháp thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
+ Nhà trường cần lên kế hoạch rõ ràng, truyền tải thông tin xuống các giáo viên.
+ Giáo viên truyền tải thông tin tới học sinh và phụ huynh.
+ Giáo viên và nhà trường chủ động tổ chức các tiết dạy về lối sống thân thiện, tích cực, an toàn trong môi trường học đường.
3, Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
b. Viết phần Mở bài và ý đầu tiên của phần Thân bài.
1, Mở bài
Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do Bộ GD&ĐT phát động là một trong những phong trào lớn, có tác động tích cực đến việc xây dựng môi trường sư phạm. Phong trào không chỉ giáo dục ý thức, kĩ năng sống cho học sinh mà còn thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện nay, phong trào đã được triển khai rộng khắp ở tất cả các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông trong tỉnh, thành phố và từng bước đi vào chiều sâu.
2, Ý đầu phần thân bài
Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" là phong trào thi đua rộng lớn đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong toàn ngành, trong các trường học trên toàn quốc và tiếp tục thực hiện vào năm học 2023-2024. Mục tiêu của phong trào là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và hoạt động xã hội…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
“Kí gần với văn báo chí ở chỗ viết về cuộc đời thực tại, về “người thật”, “việc thật”, thường được viết như là sự phản ứng trực tiếp với những biến cố thời sự trước những vấn đề nóng bỏng đương được đặt ra trong cuộc sống.” Trình bày cách hiểu của bạn về nhận định trên của Hoàng Ngọc Hiến và minh hoạ bằng một số dẫn chứng lấy từ các văn bản đọc trong Bài 7 – Ghi chép và tưởng tượng trong kí ở SGK Ngữ văn 11, tập hai.
Câu 3:
Đọc nhận định về thể loại kí dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Kí gần với văn báo chí ở chỗ viết về cuộc đời thực tại, về “người thật”, “việc thật thường được viết như là sự phản ứng trực tiếp với những biến cố thời sự trước những vấn đề nóng bỏng đương được đặt ra trong cuộc sống. Giống như người viết báo, người viết kí đặc biệt quan tâm và tôn trọng những sự kiện của cuộc đời thực tại. [...] Sức thuyết phục, lay động của bài kí trước hết là ở tính sự kiện. [.] Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng sức mạnh của thể kí trước hết là ở tỉnh sự kiện: ..... cùng với cảm xúc văn học, bút kí còn chứa đựng cái cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm. Sức nặng ấy được chuyển đi, không giống như một cảm giác mĩ học, mà như một quả táo Niu-tơn (Newton) rơi xuống tâm hồn người đọc.
[...] Trong thể loại này vừa có những yếu tố của truyện vừa có sự tham gia trực tiếp của tư duy nghiên cứu. Những yếu tố của truyện tựu trung là “những hình ảnh có hồn” (những truyện sinh động, những nhân vật sống, những bức tranh có không khí hoặc những hình ảnh thổi “hồn” vào đối tượng được miêu tả. Còn tư duy nghiên cứu chủ yếu cung cấp những dữ kiện, những tri thức nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người.
(Hoàng Ngọc Hiến, Ki và tiểu luận, in trong Văn học và học văn, NXB Văn học, Hà Nội, 1997, tri 134 136
Những đặc điểm nào của thể loại kí được tác giả nêu trong đoạn trích?
Câu 4:
Đối với học sinh thời đại khoa học công nghệ hiện nay, việc học các môn khoa học tự nhiên quan trọng hơn các môn khoa học xã hội.
Hãy thảo luận về ý kiến trên.
Câu 5:
Nêu mối quan hệ giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong văn bản Cây diêm cuối cùng.
Câu 6:
Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài: Thuyết minh về một ứng dụng công nghệ mà bạn thường sử dụng trong đời sống.
Câu 7:
Nhận xét về đặc điểm hình thức của các câu văn trong đoạn trích. Nêu tác dụng của các câu văn có đặc điểm như vậy.
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 10
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 12
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
về câu hỏi!