Câu hỏi:
13/07/2024 420Đọc lại văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 75 – 78) và trả lời các câu hỏi:
Bạn suy nghĩ gì về sự kiện đánh dấu sự ra đời của Pa-ra-lim-pích vào năm 1948?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Sự kiện đánh dấu sự ra đời của Pa-ra-lim-pích vào năm 1948 đã mở đầu cho quá trình những nạn nhân của chiến tranh có thể được hòa nhập và thể hiện khát vọng chinh phục của mình. Pa-ra-lim-pích ra đời với cho ta thấy được sự đối lập ý nghĩa giữa một bên là hoàn cảnh khốc liệt, đầy đau thương, mất mát của các nhân vật sau Thế chiến II (bác sĩ Gắt-mừn (Guttmann) từng là một nạn nhân người Do Thái, các vận động viên tham dự cuộc thi đều là những cựu chiến binh bị chấn thương tuỷ sống) và khát vọng lớn lao của họ (bác sĩ Gắt-mừn muốn đưa giải đấu thể thao lên sánh ngang tầm Ô-lim-pích – Olympic; các vận động viên muốn được tham dự cuộc thi và chiến thắng). Thông qua sự đối lập đó, tác giả muốn làm nổi bật thông điệp về sức mạnh ý chí và khả năng hồi phục của con người sau chấn thương.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Việc trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật trong văn bản có tác dụng gì?
Câu 3:
Câu 4:
Các thông tin trong văn bản được trình bày theo mô hình tổ chức nào? Nếu tác dụng của mô hình tổ chức đó.
Câu 6:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Chúng ta đều là anh chị em với máy móc của chúng ta, nhà sử học công nghệ Gioóc-giơ Đi-xơn (George Dyson) đã từng lưu ý như vậy. Quan hệ anh chị em rất gần gũi, và mối quan hệ với người họ hàng công nghệ của chúng ta cũng như vậy. Chúng ta yêu thích máy móc – không chỉ vì chúng có ích cho chúng ta, mà còn bởi vì chúng ta thấy chúng thân mật và thậm chí còn đẹp đẽ nữa. Trong một chiếc máy được chế tạo tốt, chúng ta thấy một số ước muốn sâu xa nhất của chúng ta được thể hiện: mong muốn hiểu được thế giới và sự vận hành của nó, mong muốn mang sức mạnh của thiên nhiên phục vụ cho những mục tiêu riêng, mong muốn bổ sung một cái gì đó mới và hợp sở thích của chúng ta vào vũ trụ, mong muốn được kinh hãi và sửng sốt. Một chiếc máy tinh xảo là khởi nguồn của sự ngạc nhiên và tự hào.
Nhưng máy móc cũng có thể xấu xí, và chúng ta cảm nhận được ở chúng một mối đe doa với những thứ chúng ta yêu quý. Máy móc có thể là một kênh dẫn truyền sức mạnh con người, nhưng sức mạnh này thường bị nắm giữ bởi các nhà công nghiệp và tài chính, những người sở hữu máy móc, chứ không phải những người được trả lương để vận hành chúng. Máy móc đều lạnh lùng và vô tâm, và trong cách chúng vâng lời những kịch bản được lập trình, chúng ta thấy hình ảnh của những tình trạng đen tối hơn của xã hội. Nếu máy móc mang lại điều gì đó nhân bản cho thế giới xa xôi, thì chúng cũng mang lại điều gì đó xa lạ cho thế giới con người. Nhà toán học và triết gia Bớt-ren Ru-xen (Bertrand Russell) diễn tả một cách ngắn gọn trong một bài luận năm 1924:”Máy móc được tôn thờ vì chúng đẹp và được đánh giá cao vì chúng tạo ra sức mạnh; chúng bị căm thù vì chúng gớm ghiếc và bị ghê tởm vì chúng áp đặt tình trạng nô lệ”
(Ni-cô-lat Ca – Nicholas Carr, Lồng kính tự động hoá và chúng ta, Vũ Duy Mẫn dịch, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, tr. 38 – 39)
Xác định câu chủ đề và các ý chính, ý phụ của mỗi đoạn văn trong văn bản.
về câu hỏi!