Câu hỏi:

05/11/2023 301

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ 51 đến 55:

“(1) Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

(2) Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

(3) Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.

(4) Chúng tôi tin rằng các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

(5) Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập

(6) Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bồ với thế giới rằng:

(7) Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)

Xác định phép liên kết về hình thức được sử dụng trong đoạn (7) của văn bản trên.

Đáp án chính xác

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Học sinh đọc ngữ liệu, xác định yêu cầu câu hỏi ở đây là xác định phép liên kết về hình thức.

- Học sinh đọc đoạn (7) và xác định các phép liên kết có trong đoạn:

+ Phép nối: Các từ nối: “Bởi thế cho nên”, “Vì những lẽ trên”,...

+ Phép lặp: Lặp lại các từ/ cụm từ: “tự do”, “độc lập”, “dân ta”,....

+ Phép thế: Dùng từ ngữ mang ý nghĩa thay thế “ấy”.→ Chọn phương án D.

- Ngoài ra học sinh nhớ lại các phép liên kết trong văn bản:

+ Phép liên tưởng: Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.

+ Phép trái nghĩa (hay còn gọi là phép nghịch đối): Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trọng văn bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Dòng nào dưới đây nói KHÔNG ĐÚNG về cơ sở vững chắc về pháp lí và thực tiễn để tuyên bố độc lập?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Với câu hỏi này, học sinh tìm để loại những chi tiết có trong văn bản.

- “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.” nên loại phương án: A.

- “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.” nên loại phương án: B.

- “Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.” nên loại phương án: D.

→ Chọn phương án C.

Câu 3:

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn (5)?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Học sinh đọc lại đoạn (5) và xác định được sự lặp đi lặp lại của “một dân tộc đã” + cụm động từ và “dân tộc đó phải được” + tính từ. Và cấu trúc câu từ/ cụm từ “một dân tộc”, “dân tộc”, từ đó xác định đây là 2 dạng của phép điệp ngữ bao gồm điệp từ và điệp cấu trúc, chọn phương án C.

- Ở đây tác giả đang nói về “dân tộc" - đang nói về con người chứ không nói về sự vật, đây không thể là phép nhân hóa, nên loại phương án: A.

- Tác giả không dùng đối tượng này (dân tộc) để chỉ đối tượng khác ngoài đoạn trích nên không phải BPTT ẩn dụ

- Tác giả phản ánh sự thật về việc dân tộc đã chiến đấu và giành được thắng lợi, đây là sự thật lịch sử, không mang tính chất nói quá, phóng đại sự thật nên loại phương án: D.

Câu 4:

Từ “thoát li” (in đậm, gạch chân) xuất hiện trong đoạn (2) có nghĩa là gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Học sinh có thể thực hiện câu hỏi này theo 2 cách:

- Cách 1: Học sinh đọc câu hỏi và dựa vào kiến thức từ vựng của mình để xác định nghĩa của từ “thoát li” là tách rời khỏi cái đã có quan hệ gắn bó mật thiết với mình, chọn phương án A.

- Cách 2: Học sinh đọc câu hỏi, đọc lại đoạn (2) của văn bản, xác định các nội dung “xóa bỏ hết những hiệp mới mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam” để suy luận được nước ta tách rời hoàn toàn khỏi sự kiểm soát của Pháp.

- Giải thích các phương án sai:

+ Theo quan điểm của tác giả, dân tộc ta là một đất nước tách biệt hoàn toàn với Pháp nên không thể coi chúng ta và Pháp là một chinh thể được nên loại phương án: B.

+ Xác định chi tiết liên quan tới “thoát li” có trong đoạn trích: Việt Nam “thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp” Ở đây có hai đối tượng là Pháp và Việt Nam, vậy không thể nói đây là sự thay đổi trạng thái của một vật được nên loại phương án: C.

+ Đoạn trích khẳng định sự thay đổi quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Pháp, đây là sự thay đổi về mặt nội dung chứ không thay đổi về mặt số lượng nên loại phương án: D.

Câu 5:

Qua đoạn trích, thông điệp Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn gửi tới thế giới là gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Giải nghĩa từ “thông điệp”: Điều quan trọng muốn gửi gắm thông qua một hình thức hoạt động, một việc làm mang tính biểu trưng nào đó.

- Xác định từ khóa “tuyên bố” và các thông tin liên quan: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”

→ phương án B đúng.

Lưu ý: Học sinh dễ nhầm lẫn phương án D cũng là thông điệp của tác giả. Tuy nhiên cần đọc kĩ, trong phương án D có đề cập: “Việt Nam là một quốc gia quân chủ”, đây là thông tin sai nên loại phương án: D.

Phương án A và C chỉ là hai trong số các lí lẽ, dẫn chứng tác giả đưa ra để khẳng định tuyên ngôn của mình nên loại A và C.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Bài thơ trên được viết theo thể loại nào?

Xem đáp án » 05/11/2023 2,717

Câu 2:

Biểu đồ dưới đây thống kề khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2019.

Biểu đồ dưới đây thống kề khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2019.   Trung bình mỗi tháng có bao nhiều du khách đến Việt Nam? A. 1315000 khách.	B. 1397000 khách.	C. 1570000 khách. 	D. 6985000 khách (ảnh 1)

Trung bình mỗi tháng có bao nhiều du khách đến Việt Nam?

Xem đáp án » 04/11/2023 1,714

Câu 3:

Xác định ngôi kể, người kể trong đoạn trích trên.

Xem đáp án » 05/11/2023 1,465

Câu 4:

Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

Xem đáp án » 05/11/2023 1,252

Câu 5:

Cho (H) là hình phẳng giới hạn bởi các đường y=lnx,y=0 và x = e. Thể tích của khối tròn xoay tạo thành khi quay hình (H) quanh trục Ox bằng:

Xem đáp án » 04/11/2023 432

Câu 6:

Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị nguyên của tham số m thuộc [2022;2022] sao cho hàm số y=x3+mx25x đồng biến trên khoảng (-4;-1). Tính số phần tử của tập hợp S.

Xem đáp án » 04/11/2023 429

Câu 7:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Những trưa vắng, tôi tự hỏi mình đã đi đến đâu, đi xa đến tận nơi nào, để những ngày tháng tuổi thơ lại xa xôi và khó với đến thế? Tôi thèm cái “nghèo" thuở trước, tôi thèm cái cảnh đi ăn trực nhà hàng xóm khi hết cơm. Tôi nhớ những người bạn thời ấu thơ, giờ chẳng biết họ ở đâu nữa? Cô bạn thân thiết vô cùng ngày bé, trả tôi một nụ cười xã giao nhàn nhạt khi trưởng thành gặp lại. Những con người nơi ấy đều đã đi tìm một điều gì đó và chẳng thể nhớ nhau. Mẹ cũng không còn đủ thời gian để hát ru. Tất cả chỉ văng vẳng ở một miền kí ức nào đó. Ngày mà muốn gặp mọi người, tôi sẽ mở cửa chạy ra ngoài thay vì mở máy tính và điện thoại, dường như ngủ lại - mãi mãi trong tâm trí của tôi. Bao thương nhớ, xa vời mãi mãi ...”

(Minh Mẫn, Thức dậy trên mái nhà, NXB Văn học, 2014)

Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Xem đáp án » 05/11/2023 406

Bình luận


Bình luận