Câu hỏi:

05/11/2023 1,463

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 66 đến 70:

“(1) Nhưng tôi có cách của tôi, không ai chịu ban cho tôi cơ hội thì tôi tự tạo ra.

(2) Tôi đến gần những cái mắc áo đỉnh chặt vào tường khi cả nhà đi vắng. (3) Và dùng mõm ủi một chiếc ghế con vào sát tường.

(4) Trên đó, tôi nhảy chồm chồm. (5) Vẫn hoàn toàn tuyệt vọng. (6) Khi tôi nhảy lên, mõm tôi và những chiếc lai quần không quả xa nhau. (7) Chỉ cách một gang tay. (8) Có khi chỉ nửa gang,

(9) Nhưng nửa gang tay phù du đó, tôi biết là khoảng cách vời vợi cho đến chừng nào tôi lớn thêm chút nữa. (10) Hôm đó, tôi đánh vật với độ cao mệt nhoài, chẳng được tích sự gì.

(11) Cuối cùng, như có ai thắp nến dưới da tôi. (12) Lòng tự ái của tôi được đốt cháy. (13) Cú nhảy cuối cùng, tôi phỏng bằng tất cả sức lực mà tôi vét được đến gam cuối cùng.

(14) Tôi tập được chiếc quần. (15) Nó và tôi cùng rơi xuống.

(16) Tôi rơi nhanh hơn chiếc quần, hoàn toàn không kiểm soát được thăng bằng. (17) Đầu tôi chúc xuống, không giống kiểu cún, và va thật mạnh vào mép chậu sành bên dưới.

(18) Máu phụt ra, tôi đoán thế, vì vừa rên ư ử tôi vừa dõi mắt theo một vật gì đó màu đỏ đang chảy ngoằn ngoèo trên nền nhà. (19) Trước khi thiếp đi, dường như tôi đang đau đớn nghĩ: Lẽ nào để có được chút xíu tự do, tôi phải trả giả bằng máu?”

(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi là Bêtô, NXB Trẻ, 2017)

Xác định ngôi kể, người kể trong đoạn trích trên.

Đáp án chính xác

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Học sinh nhận diện trong đoạn trích người kể xưng “tôi” là ngôi thứ nhất nên loại phương án B, D.

- Học sinh tiếp tục xác định các từ khóa: “dùng mõm ủi một chiếc ghế con”, “nhảy chồm chồm”, “táp được chiếc quần”, “không giống kiểu cún”, “rên ư ử” để xác định đây không phải một em bé nên loại phương án: A.

→ Chọn phương án C.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Đoạn trích trên nói về sự việc gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Học sinh đọc câu hỏi, sau đó đọc lại đoạn trích để xác định các sự việc diễn ra trong đoạn trích:

- Phần 1: Câu (1) đến câu (10): Ý tưởng bắc ghế của chú chó và sự cố gắng nhảy lên liên tục để đớp lấy quần áo được treo trên cao nhưng không thành.

- Phần 2: Câu (11) đến câu (18): Cú nhảy cuối cùng với tất cả sức lực khiến chú chó đớp được chiếc quần nhưng cũng khiến chú bị ngã đập đầu chảy máu.

- Phần 3: Câu (19): Suy nghĩ của chú chó về cái giá của tự do.

Như vậy, đoạn trích nói về sự nỗ lực chiến đấu của chú cún và sự chiêm nghiệm về cái giá phải trả cho sự tự do,

→ Chọn phương án D.

Giải thích các phương án sai:

- Cuộc chiến đấu để giật lấy món đồ chơi yêu thích của chú chó con là nội dung được mô tả trong phần 1 và phần 2 (từ câu 1 đến câu 18) chưa bao quát được ý của toàn đoạn trích nên loại A.

- Những chiêm nghiệm của chú chó về cuộc đời mình chỉ được thể hiện trong phần 3 (câu 19) chưa bao quát được nội dung toàn đoạn trích nên loại B.

- “Tự do” chỉ là yếu tố chú chó chiêm nghiệm ra sau những cố gắng giành giật món đồ chơi mà mình yêu thích không phải ý chính bao trùm lên đoạn trích nên loại C.

Câu 3:

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu (12): “Lòng tự ái của tôi được đốt cháy.”

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Xác định được từ khóa “bị đốt cháy” (hiện tượng chuyển đổi từ dạng vật chất này sang dạng vật chất khác do sự tác động của nhiệt độ cao) dùng để nói về tự ái, tự tôn (một yếu tố liên quan đến tâm lí của con người). Đây là việc dùng cảm nhận về mặt thị giác để nói về cảm nhận về mặt tư tưởng tình cảm, câu văn đã sử dụng BPTT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. → Chọn phương án C.

Giải thích đáp án:

- Trong câu không xuất hiện các từ mang tính chất so sánh: như, bằng, là, hơn, kém... nên trong câu không có biện pháp tu từ so sánh, cần loại phương án A.

- Trong câu không xuất hiện từ nào được lặp đi lặp lại nên loại phương án B.

- Trong câu, tác giả sử dụng hình ảnh “lòng tự ái của tôi” với đúng nghĩa tả thực là lòng tự trọng của chú chó chứ không ám chỉ điều gì khác nên loại phương án D.

Câu 4:

Theo đoạn trích, chó con KHÔNG thực hiện hành động nào dưới đây?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Học sinh đọc câu hỏi và các phương án, sau đó đọc kĩ lại văn bản để xác định các chi tiết nào xuất hiện trong văn bản:

- Ủn cái ghế lại để trèo lên: Chi tiết này nằm ở câu (3) nên loại B.

- Nhảy lên với những chiếc quần áo mắc trên tường: Chi tiết này nằm ở câu (4), (5), (6), (7), (8) nên loại C.

- Đớp lấy chiếc quần rồi rơi xuống: Chi tiết này nằm ở câu (14), (15) nên loại D.

Chi tiết trong phương án A: Trèo lên giường cao để nhảy xuống là không đúng vì chú cún không trèo lên giường mà trèo lên ghế cao. → phương án đúng là A.

Câu 5:

Chi tiết “để có được chút xíu tự do, tôi phải trả giá bằng máu” mà chú chó nhắc đến trong câu (19), ý nghĩa gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Xác định nội dung: Vì muốn được tự do làm điều mình muốn, chú chó bất chấp nguy hiểm để nhảy lên cao. Cuối cùng bị ngã chảy máu thì chủ mới nhận ra: phải dùng máu của mình để đánh đổi lấy tự do.

- Từ câu chuyện của chú chó, liên tưởng đến câu chuyện của con người: Muốn giành lấy tự do thì cần phải chấp nhận trả giá bằng xương máu hoặc những cái giá rất lớn. → Chọn phương án B.

Giải thích các phương án sai:

- Xác định từ khóa “làm nên sự nghiệp lớn” trong phương án A: Làm nên sự nghiệp lớn không mang hàm nghĩa là giành lấy tự do như trong câu (19) nên loại A.

- Câu (19) không đề cập đến giá trị của sự tự do mà đề cập đến cái giá phải trả khi muốn có được tự do, loại C.

- Câu (19) không trực tiếp nhắc tới thú vui gặm quần áo mà đây đã là sự chiêm nghiệm mang tính khái quát về cuộc đời của chú chó, loại D.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Bài thơ trên được viết theo thể loại nào?

Xem đáp án » 05/11/2023 2,713

Câu 2:

Biểu đồ dưới đây thống kề khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2019.

Biểu đồ dưới đây thống kề khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2019.   Trung bình mỗi tháng có bao nhiều du khách đến Việt Nam? A. 1315000 khách.	B. 1397000 khách.	C. 1570000 khách. 	D. 6985000 khách (ảnh 1)

Trung bình mỗi tháng có bao nhiều du khách đến Việt Nam?

Xem đáp án » 04/11/2023 1,714

Câu 3:

Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

Xem đáp án » 05/11/2023 1,250

Câu 4:

Cho (H) là hình phẳng giới hạn bởi các đường y=lnx,y=0 và x = e. Thể tích của khối tròn xoay tạo thành khi quay hình (H) quanh trục Ox bằng:

Xem đáp án » 04/11/2023 431

Câu 5:

Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị nguyên của tham số m thuộc [2022;2022] sao cho hàm số y=x3+mx25x đồng biến trên khoảng (-4;-1). Tính số phần tử của tập hợp S.

Xem đáp án » 04/11/2023 424

Câu 6:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Những trưa vắng, tôi tự hỏi mình đã đi đến đâu, đi xa đến tận nơi nào, để những ngày tháng tuổi thơ lại xa xôi và khó với đến thế? Tôi thèm cái “nghèo" thuở trước, tôi thèm cái cảnh đi ăn trực nhà hàng xóm khi hết cơm. Tôi nhớ những người bạn thời ấu thơ, giờ chẳng biết họ ở đâu nữa? Cô bạn thân thiết vô cùng ngày bé, trả tôi một nụ cười xã giao nhàn nhạt khi trưởng thành gặp lại. Những con người nơi ấy đều đã đi tìm một điều gì đó và chẳng thể nhớ nhau. Mẹ cũng không còn đủ thời gian để hát ru. Tất cả chỉ văng vẳng ở một miền kí ức nào đó. Ngày mà muốn gặp mọi người, tôi sẽ mở cửa chạy ra ngoài thay vì mở máy tính và điện thoại, dường như ngủ lại - mãi mãi trong tâm trí của tôi. Bao thương nhớ, xa vời mãi mãi ...”

(Minh Mẫn, Thức dậy trên mái nhà, NXB Văn học, 2014)

Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Xem đáp án » 05/11/2023 402

Bình luận


Bình luận