Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
– Truyện lịch sử là loại truyện có nội dung liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, truyện lịch sử không chỉ đơn thuần liệt kê các sự kiện, kể về những con người có thật mà còn được nhà văn hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo thành những hình tượng văn học sinh động.
– Cốt truyện của truyện lịch sử là một hệ thống sự kiện liên quan đến lịch sử dân tộc được sắp xếp theo ý đồ nhất định của tác giả nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa tác phẩm. Ví dụ, cốt truyện trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh (trích Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái) gồm ba sự kiện chính: a) Tưởng giặc Tôn Sĩ Nghị chủ quan, hống hách, bắt nạt triều đình vua Lê; b) Quang Trung thần tốc ra Bắc đánh tan quân Thanh; c) Vua Lê cùng một số triều thần chạy trốn lên biên giới phía bắc.
– Bối cảnh của truyện lịch sử là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán. Ví dụ, văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh được lấy bối cảnh chung của thời vua Lê – chúa Trịnh, thời kì phong kiến suy tàn.
- Nhân vật chính của truyện lịch sử thường là người thật, việc thật, những anh hùng dân tộc; ngoài ra, tác giả còn có thể hư cấu thêm nhiều nhân vật khác. Ví dụ, trong Quang Trung đại phá quân Thanh, nhân vật chính có thật trong lịch sử là Nguyễn Huệ – Quang Trung, vua Lê Chiêu Thống, Ngô Thì Nhậm, tướng nhà Thanh như Tôn Sĩ Nghị, Sám Nghi Đống.... Hay trong truyện Bên bờ Thiên Mạc (Hà Ân), ngoài những nhân vật chính có thật trong lịch sử là Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, còn có các nhân vật hư cấu như cha con ông già Màn Trò – Hoàng Đỗ ...
– Ngôn ngữ của truyện lịch sử phải phù hợp với bối cảnh của giai đoạn lịch sử mà truyện tái hiện. Thông qua các yếu tố từ ngữ, cách nói, lời nhân vật, cách miêu tả, trần thuật ... tác giả tái hiện lại không khí, sự kiện và con người lịch sử một cách sinh động.
Ví dụ, trong truyện Bên bờ Thiên Mạc có các từ ngữ chỉ tước hiệu hay danh xưng thời phong kiến như: Quốc công, Thượng tướng quân...
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
về câu hỏi!