Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
195 lượt thi 13 câu hỏi
198 lượt thi
Thi ngay
209 lượt thi
186 lượt thi
142 lượt thi
200 lượt thi
166 lượt thi
246 lượt thi
180 lượt thi
167 lượt thi
Câu 1:
Tìm câu khẳng định và câu phủ định trong những câu dưới đây. Chỉ ra đặc điểm về ý nghĩa và hình thức của mỗi câu.
a) Tất cả những điều ấy, họ làm sao mà hiểu được rõ ràng, đích xác. (Ngô gia văn phái)
b) Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. (Ngô gia văn phái)
c) Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. (Ngô gia văn phái)
d) Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận. (Ngô Tất Tố)
Chuyển những câu khẳng định sau thành những câu có ý nghĩa tương đương, trong đó có sử dụng hai lần từ phủ định:
a) Ai cũng muốn đuổi chúng đi. (Ngô gia văn phái)
b) Ngày nào thị Nở cũng phải đi qua vườn nhà hắn. (Nam Cao)
c) Từ đấy, ngày nào Hoài Văn cũng xuống các thôn xóm, vận động bà con đứng lên cứu nước. (Nguyễn Huy Tưởng)
Câu 2:
Tìm từ có nghĩa phủ định trong những câu sau. Chỉ ra nét khác nhau về nghĩa giữa từ đó với từ không
a)
Ồ đâu phải, qua đêm dài lạnh cóng
Mặt Trời lên là hết bóng mù sương!
Ôi đâu phải, qua đoạn đường lửa bỏng
Cuộc đời ta bỗng chốc hóa thiên đường!
(Tố Hữu)
b)
Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương.
(Chế Lan Viên)
c) Trên đường tiến quân, đâu thể quay xe trở lại ... (Huỳnh Như Phương)
Câu 3:
Những câu dưới đây được dùng với mục đích nghi vấn (hỏi để được trả lời hay với mục đích khẳng định, phủ định? Vì sao?
a) Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? (Trần Quốc Tuấn)
Câu 4:
b) Người thì có bao giờ hết được? (Nguyễn Huy Tưởng)
Câu 5:
Thế nào là bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí? Để viết được bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, em cần chú ý những gì?
Câu 6:
Từ cách hiểu về kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, em hãy nêu 2 – 3 đề văn tương tự dạng đề đã cung cấp trong SGK, trang 72.
Câu 7:
Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí giống và khác kiểu bài nghị luận về một vấn đề của đời sống (Bài 4) như thế nào?
Câu 8:
Từ đề văn trong mục 2. Thực hành (SGK, trang 73): Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc. ”, hãy phát triển nội dung các ý giải thích câu nói đã nêu trong phần thân bài, cụ thể:
- Câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.” có nghĩa là gì?
- Tại sao “thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”?
Câu 9:
Chỉ ra mối quan hệ giữa vấn đề, ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong bài viết; giải thích vì sao cần có câu chuyển đoạn trong bài nghị luận.
Câu 10:
Để nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một nhân vật lịch sử hoặc tác phẩm văn học, em cần chú ý các yêu cầu nào?
Câu 11:
Tại sao SGK (trang 76) lại lưu ý: Ở bài này, chú ý rèn luyện kĩ năng nghe nhiều hơn? Theo em, kĩ năng nói (trình bày) và kĩ năng nghe (tiếp nhận) khác nhau như thế nào?
Câu 12:
Nêu các yêu cầu cần chú ý trong khi thực hành nói và nghe ở bài học này.
39 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com