Câu hỏi:
06/11/2023 146Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
Mở đầu lời chia sẻ của mình trên trang cá nhân của điều dưỡng Như Ngọc là những lời cám ơn, dòng thông báo rằng bản thân vẫn khoẻ, vẫn còn sức chiến đấu.
“Chỉ khác là, thay vì mỗi ngày mặc bộ quần áo màu xanh đặc trưng của hồi sức, thì bây giờ chúng em lại mặc bộ đồ màu trắng phủ từ trên xuống dưới, thay vì chảy những giọt mồ hội thì bây giờ là ướt đẫm bộ đồ phía trong.
Ngày thường thì tắm 1 đến 2 lần thì bây giờ ngày chúng em được tắm 3-4 lần, nên sạch sẽ lắm ạ” – lời chia sẻ đầy dí dỏm của Ngọc khiến tôi phải vội nhắn tin hỏi han.
Nhận ra người quen, Ngọc nói như khoe, mỗi khi tiếp xúc bệnh nhân thì cả đội phải thay trang phục, tắm rửa để tránh nhiễm khuẩn. Rồi cũng cô gái nhỏ nhắn ấy lại khoe, “A mà có những cô những chị tóc dài còn phải cắt tóc ngắn cho hợp thời trang với mùa dịch nữa, có cô đã 50 tuổi chưa bao giờ để tóc ngắn mà bây chừ phải cắt tóc ngắn đi. Mà phải xin phép chồng mới được cắt, được cái khoa em có thợ cắt tóc chuyên nghiệp nên cắt xong vẫn đẹp lắm” - Em gửi thêm biểu tượng mặt cười, còn tôi thì trào nước mắt.
Em chỉ nói lý do chứ chẳng kể rằng có những ca trực chỉ mới vào ca 30 phút, từ bác sĩ đến điều dưỡng đều phải đi thay đồ, tắm rửa để tránh nhiễm khuẩn. Vì họ phải điều trị cho những ca mắc COVID hoặc nghi ngờ mắc COVID. Cứ như vậy, mỗi lần bệnh nhân gặp vấn đề, họ lại thay nhau. Mỗi ca trực không biết phải tắm gội bao nhiêu lần. Mái tóc dài của các chị em cũng phải được gội đi gội lại bấy nhiêu bận.
Cả bệnh viện đang căng mình chống địch, chút thời gian sấy tóc cũng phải được tiết kiệm để vào thay ca ngay, tiếp sức đồng đội.
Tôi hỏi, bắt buộc phải cắt tóc sao em, có những chị đã giữ mái tóc thế 50 năm kia mà. “Vì mặc đồ chống dịch, đội mũ bảo hộ chặt khiến tóc dù buộc thế nào cũng sẽ cấn vào đầu. Đau lắm ạ. Đến khi ra trực, các chị đau đầu quá không ngủ được nên cắt đi cho nhẹ” – Lúc này Ngọc mới nói thật, rồi khoe hình ảnh các chị cắt tóc.
Tôi thấy họ vui cười nhưng thi thoảng nhắm chặt mắt lại khi nghe tiếng kéo đưa ngang bờ vai. Có chị nhắc đồng nghiệp: “Ngang vai thôi nghe” như sợ một phút quá tay, mái tóc có thể ngắn quá. Rồi họ hít thở thật sâu tự trấn an mình, phía sau, những lọn tóc mong manh rời nhau, nằm gọn trong lòng bàn tay của người đồng nghiệp.
Tôi chợt nhớ về hình ảnh những cô gái năm xưa viết thư xin đi tòng quân, vì sợ không được chấp nhận đã cắt phăng mái tóc của mình đi như chứng minh rằng, phụ nữ cũng mạnh mẽ chẳng kém gì trai tráng, cũng có thể xông pha ra trận. Họ cắt mái tóc đi gửi lại gia đình như gửi lại hình ảnh cô con gái nhu mì, thướt tha mà cha mẹ che chở.
Và nay, trong một trận chiến mới của thời hiện đại, dù tóc ngắn cũng là mẫu mốt với các chị em nhưng sao hình ảnh chiếc kéo lướt qua những bờ vai vẫn khiến tôi chạnh lòng. Tôi thương mái tóc thề, thương những giọt mồ hôi, nước mắt thầm lặng họ giấu chặt trong lòng, bởi người ở tuyến đầu nào ai dám than, đám khóc. Bởi phía sau họ là gia đình, người thân, nếu họ không mạnh mẽ cũng chẳng còn ai bên cạnh.
Cắt đi mái tóc rồi, các chị còn sợ gì nữa đâu. Trận chiến này, chúng tôi còn sợ gì nữa đâu khi có những người như họ, nhỏ bé mà kiên cường!
(Chuyện cảm động sau những pha “xuống tóc” của nữ y bác sĩ Đà Nẵng mùa dịch,
Thùy Trang, Báo Lao động số ra ngày 30/07/2020)
Phong cách ngôn ngữ của văn bản là
Quảng cáo
Trả lời:
Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí vì thông tin trong văn bản mang tính thời sự, được cập nhật vào ngày 30/07/2020 trên báo Lao động
Chọn C
Đã bán 902
Đã bán 851
Đã bán 1,4k
Đã bán 1,4k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
“Ngại ở nhân gian lưới trần,/ Thì nằm thôn đã miễn yên thân./ Trúc mai chẳng phụ lòng quân tử,/ Viên hạc đà quen bạn đật dân./ Hải cúc ương lan hương bén áo,/ Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn./ Đàn cầm suối trong tai đội,/ Còn một non xanh là cố nhân”. (Thuật hứng bài 15, Nguyễn Trãi)
Bài thơ trên được viết theo thể thơ
Câu 2:
Từ năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam phải đương đầu với khó khăn mới là
Câu 3:
Một loại mỡ chứa 20% tristearin; 30% tripanmitin; 50% triolein về khối lượng. Tính khối lượng muối thu được khi xà phòng hóa 100 kg mỡ trên bằng dung dịch NaOH vừa đủ (giả thiết hiệu suất phản ứng đạt 100%)?
Câu 4:
Theo bài đọc, tác động tích cực của quá trình đô thị hóa ở nước ta không phải là
Câu 6:
Từ “mũi” trong trường hợp nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
Câu 7:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27/1/1973 tại Pari giữa bốn ngoại trưởng, đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị và bắt đầu có hiệu lực.
Nội dung Hiệp định gồm những điều khoản cơ bản sau đây
- Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27/1/1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống phá miền Bắc Việt Nam.
- Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hoà bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn).
- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.
Hiệp định Pari về Việt Nam (ngày 2/3/1973 tại Pari, gồm đại biểu các nước Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, bốn bên tham gia kí Hiệp định và bốn nước trong Ủy ban Giám sát và Kiểm soát quốc tế: Ba Lan, Canada, Hunggari, Inđônêxia, với sự có mặt của Tổng thư kí Liên hợp quốc, công nhận về mặt pháp lí quốc tế) là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
(SGK Lịch sử 12 trang 187)
Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết vào thời điểm nào?
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 3)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 5)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 9)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận