Đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 6)

  • 60 lượt thi

  • 120 câu hỏi

  • 150 phút

Câu 1:

Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống: “Hòn bấc ném đi, hòn ... ném lại.”

Xem đáp án

Câu tục ngữ Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại có nghĩa là nói đi thì nhẹ, nói lại thì nặng, dễ gây bất hòa.

Chọn A


Câu 2:

Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

Xem đáp án

Nhân vật Thạch Sanh hội tụ trong mình cả những đặc điểm, phẩm chất của kiểu nhân vật bất hạnh (mồ côi cha mẹ, sống cảnh nghèo khó, phải đốn củi nuôi thân), kiểu nhân vật có tài năng khác lạ (tài biến hóa) và mang cả đặc điểm của kiểu nhân vật dũng sĩ (có sức mạnh hơn người, có lòng dũng cảm, chính trực, nhân hậu và lập được nhiều chiến công lừng lẫy). Xét trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm (ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất và sức mạnh của chàng dũng sĩ Thạch Sanh, thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về sức mạnh tiêu trừ những thế lực hắc ám hãm hại dân lành, bảo vệ Tổ quốc, trừng trị kẻ ác) thì quan điểm xét Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ là hợp lí, thuyết phục hơn.

Chọn B


Câu 3:

“Ngại ở nhân gian lưới trần,/ Thì nằm thôn đã miễn yên thân./ Trúc mai chẳng phụ lòng quân tử,/ Viên hạc đà quen bạn đật dân./ Hải cúc ương lan hương bén áo,/ Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn./ Đàn cầm suối trong tai đội,/ Còn một non xanh là cố nhân”. (Thuật hứng bài 15, Nguyễn Trãi)

Bài thơ trên được viết theo thể thơ

Xem đáp án

Thể thơ thất ngôn Đường luật của Trung Quốc đã được Nguyễn Trãi sử dụng thuần thục như một thể thơ dân tộc, có khi chen vào chỗ thích hợp một số câu lục ngôn (câu 6 chữ). Do đó, thể thơ của bài thơ trên là thất ngôn xen lục ngôn.

Chọn B


Câu 4:

Từ “mũi” trong trường hợp nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?

Xem đáp án

Mũi là một từ có nhiều nghĩa. Nghĩa gốc của từ mũi là bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống, là cơ quan dùng để thở.

Chọn B


Câu 5:

Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Ta ...mãi cùng thu không có tuổi/ bước chân về ngon ngót sợ lòng phai/ trót đánh rớt tiếng cười trên cỏ rối/ ngẩn ngơ tìm trong quặn thắt heo may”. (Ngổn ngang thu, Bùi Phan Thảo)

Xem đáp án

Trong bài thơ “Ngổn ngang thư”, Bùi Phan Thảo có viết:

                                             Ta trẻ mãi cùng thu không có tuổi

                                             bước chân về ngon ngót sợ lòng phải

Chọn B


Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận