Câu hỏi:

06/11/2023 235

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111

Tính đến tháng 5 năm 2019, cả nước có trên 833 đô thị, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 20 đô thị loại I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 85 đô thị loại IV và 652 đô thị loại V, tỉ lệ đô thị hóa đạt 38,5% (so với 500 đô thị các loại vào năm 1990, thì đây là một sự bứt phá tương đối mạnh trong vấn đề đô thị hóa). Đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh nhất ở 3 vùng trọng điểm phát triển kinh tế xã hội Bắc, Trung, Nam, ở vùng Duyên hải. Bộ mặt các đô thị đã có những thay đổi lớn: văn minh, hiện đại và xanh, sạch, đẹp hơn. Mở ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Trong giai đoạn này, khu vực đô thị - hạ tầng cơ bản và là tâm điểm tăng trưởng của nền kinh tế - được xác định là nơi “nóng” nhất của yêu cầu phát triển bền vững. Với một sự thay đổi mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng đô thị, đã thu hút được số lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài, khách du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng,... điều đó cho thấy, Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ để trở thành quốc gia công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn không ít hệ lụy, bất cập khó giải quyết trong thời gian ngắn, đó là vấn đề gia tăng dân số ở các khu đô thị, hạ tầng cơ sở, nhà ở, giao thông môi trường, an ninh trật tự,...

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, di cư là yếu tố cần thiết cho phát triển kinh tế, luồng di cư nông thôn - thành thị đóng góp đáng kể vào quá trình đô thị hóa và người di cư chủ yếu là thanh niên đã giúp cho lực lượng lao động ở đô thị được bổ sung và trẻ hóa. Đặc biệt, người di cư thường có mặt bằng trình độ chuyên môn cao hơn người tại chỗ, đã giúp cho nơi họ đến có thêm lực lượng lao động chất lượng. 31,7% người di cư là người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, 23% là người có trình độ cao đẳng, đại học, trong khi tỷ lệ này ở người không di cư là 24,5% và 17%. Sự gia tăng dân số cơ học quá mức ở các đô thị sẽ đẩy các đô thị rơi vào tình trạng đô thị hóa “cưỡng bức” do sự quá tải về hạ tầng giao thông (ùn tắc, kẹt xe), việc làm, nhà ở, giáo dục, chăm sóc y tế, an ninh trật tự, tệ nạn xã hội.

(Nguồn: TS. Trương Văn Dũng, Viện Nghiên cứu Con người,

Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam)

Theo bài đọc, so với năm 1990, năm 2019 tăng thêm bao nhiêu đô thị?

Đáp án chính xác

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Năm 1990 nước ta có 500 đô thị, năm 2019 nước ta có 833 đô thị. Như vậy, so với năm 1990 thì nước ta có thêm 333 đô thị các loại

Chọn B

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Từ năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam phải đương đầu với khó khăn mới là

Xem đáp án » 06/11/2023 4,059

Câu 2:

Một loại mỡ chứa 20% tristearin; 30% tripanmitin; 50% triolein về khối lượng. Tính khối lượng muối thu được khi xà phòng hóa 100 kg mỡ trên bằng dung dịch NaOH vừa đủ (giả thiết hiệu suất phản ứng đạt 100%)?

Xem đáp án » 06/11/2023 3,324

Câu 3:

Theo bài đọc, tác động tích cực của quá trình đô thị hóa ở nước ta không phải là

Xem đáp án » 06/11/2023 2,464

Câu 4:

“Ngại ở nhân gian lưới trần,/ Thì nằm thôn đã miễn yên thân./ Trúc mai chẳng phụ lòng quân tử,/ Viên hạc đà quen bạn đật dân./ Hải cúc ương lan hương bén áo,/ Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn./ Đàn cầm suối trong tai đội,/ Còn một non xanh là cố nhân”. (Thuật hứng bài 15, Nguyễn Trãi)

Bài thơ trên được viết theo thể thơ

Xem đáp án » 05/11/2023 1,970

Câu 5:

Từ “mũi” trong trường hợp nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?

Xem đáp án » 05/11/2023 1,754

Câu 6:

Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống: “Hòn bấc ném đi, hòn ... ném lại.”

Xem đáp án » 05/11/2023 1,428

Câu 7:

Cơm nếp dẻo hơn cơm tẻ là do

Xem đáp án » 06/11/2023 1,338

Bình luận


Bình luận