Câu hỏi:
12/11/2023 1,356Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
“Hầu hết mọi người đều gặp khó khăn khi tiêu hóa khoa học hiện đại, vì ngôn ngữ toán học của nó rất khó để bộ não chúng ta có thể hấp thụ được, và những phát hiện của nó thường mâu thuẫn với cảm tính thông thường. Trong số 7 tỉ người trên thế giới, bao nhiêu người thực sự hiểu cơ học lượng tử, sinh học tế bào hay kinh tế vĩ mô? Dẫu vậy, khoa học vẫn có được uy tín to lớn nhờ vào sức mạnh mới mà nó mang lại cho chúng ta. Tổng thống và tướng lĩnh có thể không hiểu gì về vật lý hạt nhân, nhưng họ hiểu rất rõ về những gì bom nguyên tử có thể làm được.
Năm 1962, Francis Bacon đã công bố một tuyên ngôn khoa học, với nhan đề Bộ công cụ mới. Trong đó, ông lập luận rằng "tri thức là sức mạnh". Phép thử thực sự của "tri thức" không phải là liệu nó có đúng hay không, mà là liệu nó có trao quyền lực cho chúng ta hay không. Các nhà khoa học thường cho rằng không có lí thuyết nào là chính xác 100 %. Do đó, chân lý là một phép thử tốt đối với tri thức. Phép thử thực sự chính là tính ứng dụng của nó. Một lý thuyết, nếu tạo điều kiện cho ta làm những điều mới, thì đó chính là trí thức.
Qua các thế kỷ, khoa học đã cung cấp cho chúng ta nhiều công cụ mới. Một số là công cụ tinh thần, chẳng hạn những công cụ dùng để dự đoán tỉ lệ tử vong và tăng trưởng kinh tế. Quan trọng hơn thế là công cụ công nghệ. Mối liên hệ giữa khoa học và công nghệ mạnh mẽ đến mức ngày nay mọi người có xu hướng nhầm lẫn giữa hai khái niệm. Chúng ta thường nghĩ rằng, không thể nào phát triển được những công nghệ mới nếu không có nghiên cứu khoa học, và rằng nghiên cứu là việc làm gần như vô nghĩa nếu không dẫn đến những công nghệ mới.”
(Yuval Noah Harari, Sapiens - Lược sử loài người, Nguyễn Thủy Chung (dịch),
NXB Tri thức, 2018, tr.323-324)
Theo đoạn trích, ý nào sau đây KHÔNG nói về khoa học hiện đại?
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp làm bài: Ở dạng câu hỏi này, HS nên đọc phương án trước và tìm thông tin trong văn bản để tránh mất thời gian.
- Phân tích các đáp án:
+ Phương án A có từ khóa “gặp khó khăn khi tiếp thu các tri thức khoa học hiện đại” đã xuất hiện ở câu đầu tiên của văn bản → Loại phương án A
+ Phương án B có từ khóa “mâu thuẫn với suy nghĩ của con người” → Không xuất hiện trong văn bản. +Phương án C có từ khóa “khoa học mang đến nhiều công cụ mới” → Xuất hiện trong câu đầu tiên đoạn (3).
+ Phương án D có từ khóa “khoa học ảnh hưởng tới công nghệ” → Nội dung câu cuối của văn bản.
- Chú ý từ “cảm tính” ở phương án B, dạng đề này phương án thường đưa ra những cách diễn đạt khác nhưng có khi vẫn đúng với những ý được nói tới trong đoạn trích, cụ thể là các phương án A, C, D; xác định được phương án B có một số cụm từ được nhắc đến trong đoạn trích nhưng không đúng ý tác giả vì “cảm tính” khác với “suy nghĩ”.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Ý nào sau đây KHÔNG được nói đến trong đoạn trích?
Lời giải của GV VietJack
Đọc kĩ đoạn trích và các phương án trả lời. Đọc lại văn bản và xác định từ khóa “khoa học vẫn có được uy tín to lớn nhờ vào sức mạnh mới mà nó mang lại cho chúng ta” xuất hiện ở đoạn 1.
+ Phương án A đã được nhắc tới trong đoạn 3 của văn bản qua câu “Mối liên hệ giữa khoa học và công nghệ mạnh mẽ đến mức ngày nay mọi người có xu hướng nhầm lẫn giữa hai khái niệm”
+ Phương án B đã được nhắc tới trong đoạn 2 của văn bản thông qua các câu “Francis Bacon đã công bố một tuyên ngôn khoa học, với nhan đề Bộ công cụ mới. Trong đó, ông lập luận rằng “tri thức là sức mạnh”.
+ Phương án C có được nhắc tới ở đoạn 1, nhưng ý diễn đạt lại đi ngược lại với ý tác giả đưa ra trong văn bản: “Dẫu vậy, khoa học vẫn có được uy tín to lớn nhờ vào sức mạnh mới mà nó mang lại cho chúng ta”.
+ Phương án D đã được nhắc tới ở phần đầu đoạn 3 thông qua câu: “Qua các thế kỷ, khoa học đã cung cấp cho chúng ta nhiều công cụ mới”.
→ Phương án C đúng.
Câu 3:
Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Lời giải của GV VietJack
- Nhận diện nhanh các phong cách ngôn ngữ:
+ Khoa học: dùng nhiều các thuật ngữ khoa học.
+ Nghệ thuật: xuất hiện trong các văn bản nghệ thuật.
+ Chính luận: bàn luận với những vấn đề chính trị, xã hội, tư tưởng..
+ Báo chí: những câu văn ngắn gọn, hàm chứa lượng thông tin cao.
- Xác định vấn đề được bàn luận trong văn bản: vai trò của khoa học học hiện đại đối với đời sống con người → Loại phương án B, D sai.
- Văn bản không xuất hiện thuật ngữ khoa học → Loại phương án A sai.
Câu 4:
Từ “tiêu hóa” (in đậm, gạch chân) trong đoạn trích gần nghĩa với từ nào sau đây?
Lời giải của GV VietJack
- Xác định ý nghĩa câu văn chứa từ “tiêu hóa”: mọi người gặp khó khăn khi học tập/làm việc/tiếp cận... với các vấn đề mang tính khoa học → Từ “tiêu hóa” được dùng với nghĩa chuyển.
- Giải nghĩa các từ có trong đáp án:
+ Ăn uống: Hành động để nạp năng lượng của con người/con vật.
+ Tiếp thu: Tiếp nhận một điều gì đó và biến thành nhận thức của mình.
+ Hấp thụ: Hiện tượng các chất rắn hay lỏng thu hút các chất từ hỗn hợp khí.
+Thích nghỉ: Biến đổi nhất định phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện.
- Xác định từ phù hợp: từ “tiêu hóa” được dùng với nghĩa chuyển để chỉ sự tiếp thu các tri thức khoa học, vì vậy từ gần nghĩa với nó sẽ là “tiếp thu” → Phương án B đúng.
Câu 5:
Xác định chủ đề của đoạn trích.
Lời giải của GV VietJack
Đọc câu hỏi và các phương án trả lời → Xác định nghĩa của các từ tri thức, công nghệ, khoa học, công cụ:
- Tri thức: những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội.
- Công nghệ: các phương tiện kĩ thuật, các phương pháp tổ chức, quản lí được sử dụng vào quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ.
- Khoa học: hệ thống tri thức tích luỹ trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như của hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực.
- Công cụ: cái được dùng để tiến hành một việc nào đó, hoặc để đạt đến một mục đích nào đó.
Đọc đoạn trích để xác định nội dung tổng quát, xác định trong đoạn trích nói về cả “khoa học” (đoạn 1); “tri thức” và “công cụ” (đoạn 2); “công cụ” và “công nghệ” (đoạn 3).
Từ việc giải nghĩa các phương án, thấy được “tri thức” chỉ được nhắc đến một lần nhưng “tri thức” là khái niệm của khả năng bao hàm trong đó khái niệm “khoa học”, “công cụ”, “công nghệ”
→ phương án A: Sức mạnh của tri thức.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một vật dao động điều hòa trên trục Ox xung quanh vị trí cân bằng O. Tại thời điểm t = 0, vật ở biển dương. Tại thời điểm t = t1 và t = 2t1, vật có li độ tương ứng là cm và 3 cm. Biên độ dao động của vật là:
Câu 2:
Cho lăng trụ tam giác ABC.AˈBˈCˈ. Trên đường thẳng BA lấy điểm M sao cho A nằm giữa B và M, là trung điểm AC. Gọi . Tỉ số bằng:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Top 10 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 3)
về câu hỏi!