Câu hỏi:
13/11/2023 1,259Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
“…Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từn gbát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy,nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờtrăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường…”
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Từ “lịm” trong câu: “Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát” có nghĩa tương với từ nào sau đây?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Ta gắn từ “lịm” với các ngữ cảnh thường dùng trong đời sống như: ngất lịm/lịm dần đi.... để nhận ra “lịm” không phải là trạng thái tâm lí, mà là trạng lái sinh lí (sinh học), nghĩa là không còn sức cử động → phương án đúng là “bất động” (Chọn A).
Ba từ còn lại đều được dùng để mô tả trạng thái tâm lý hoặc hành động.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Từ “không có lòng” trong đoạn trích được hiểu như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
Căn cứ vào đoạn trích, xác định cụm từ “không có lòng” được dùng để chỉ tình trạng quan hệ vợ chồng giữa Mị và A Sử: không có tình cảm/cảm xúc với nhau (Mị bị bắt về trình ma rồi thành con dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra, A Sử đánh đập, không cho Mị đi chơi Tết). Dựa vào kiến thức đã được học, kết hợp với việc đọc - hiểu văn bản, ta có thể xác định “không có lòng” tức là không yêu thương nhau.
Phương án này đầy đủ, bao quát hơn các phương án còn lại.
Câu 3:
Xác định trong đoạn trích, ý nào sau đây KHÔNG phải là hồi tưởng của Mị?
Lời giải của GV VietJack
HS có thể tiến hành suy luận nhanh: Mị nhớ về ngày trước là nhớ những điều tốt đẹp đối lập với cuộc sống đau khổ hiện tại đau khổ nên phương án D không phù hợp về logic.
Trong trường hợp không suy luận được, có thể tiến hành loại trừ thông qua câu văn: “Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cử ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Hình ảnh tiếng sáo và những chàng trai có xuất hiện trong đoạn trích, từ “ngày trước” chính là dùng để chỉ “tuổi thanh xuân” nên các phương án A, B, C không phù hợp.
Câu 4:
Theo đoạn trích, tại sao Mị lại có suy nghĩ ăn lá ngón “cho chết ngay”?
Lời giải của GV VietJack
Suy nghĩ: “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay.” xuất hiện ở thời điểm Mị nhớ về quá khứ tươi đẹp, cuộc sống tự do, khao khát yêu đương và hạnh phúc. Lúc này, Mị ý thức được một cách sâu sắc bi kịch ở thực tại (nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra), hành động tự tử đối với nhân vật vừa là cách để thoát khỏi thực tại, vừa để giải thoát cho bản thân khỏi sự cầm tù về thể xác của nhà thống lý Pá Tra.
Các phương án A, B, C chỉ nói tới một khía cạnh nhỏ, không phản ánh hết nỗi đau khổ của Mị.
Câu 5:
Tâm trạng của Mị được thể hiện như thế nào qua đoạn trích?
Lời giải của GV VietJack
Trong đoạn trích, Mị ở hai trạng thái: hạnh phúc (khi hồi tưởng về quá khứ: tâm trạng phơi phới trở lại) và đau khổ (khi nhìn nhận thực tại: nước mắt ứa ra).
Vì Mị có sự thay đổi trạng thái cảm xúc nên phương án A (trơ lì) không hợp lí, từ “buồn khổ” và “cô đơn” không hợp lý vì Mị mong muốn thoát ra khỏi cuộc sống hiện tại chứ không có nội dung về nhu cầu được tìm kiếm người chia sẻ, tâm tình với mình.
Đáp án đúng: vui sướng và đau khổ (B).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chăn nuôi bò sữa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gần đây được phát triển chủ yếu do
Câu 6:
Cho hàm số y= f(x) có đồ thị như hình vẽ bên. Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để giá trị lớn nhất của hàm số trên đoạn [-1;1] bằng 2 ?
Câu 7:
Biểu đồ dưới đây cho biết giá xầng trong thời điểm từ ngày 04/6/2016 đến ngày 06/3/2017:
Hỏi từ ngày 04/6/2016 đến ngày 06/3/2017, ngày nào giá xăng ở mức thấp nhất?
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hà Nội có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Nghĩa của từ
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 13)
về câu hỏi!