Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 25)

31 người thi tuần này 4.6 233 lượt thi 150 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

1726 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)

5.1 K lượt thi 235 câu hỏi
1169 người thi tuần này

Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)

9.6 K lượt thi 150 câu hỏi
579 người thi tuần này

ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai

10.9 K lượt thi 50 câu hỏi
294 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)

1 K lượt thi 235 câu hỏi
234 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)

1.2 K lượt thi 150 câu hỏi
218 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)

802 lượt thi 236 câu hỏi
180 người thi tuần này

ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học tự nhiên - Định luật khúc xạ ánh sáng

1.4 K lượt thi 11 câu hỏi

Danh sách câu hỏi:

Câu 15:

Tập nghiệm của bất phương trình log5x24x+12log(x+1) là:

Xem đáp án

Câu 19:

Gọi M là điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn |z¯2z+2i|=3|zi|. Tập hợp các điểm M là:

Xem đáp án

Câu 51:

Theo anh/chị khái niệm “văn chơi” được tác giả nhắc đến trong câu thơ (4) là để chỉ loại văn nào?

Xem đáp án

Câu 57:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

Xem đáp án

Câu 58:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

Xem đáp án

Câu 66:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

"Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi"

(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc nhìn từ biển, NXB Phụ nữ, 2015)

Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ?

Xem đáp án

Câu 81:

Năm 1858, thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam nhằm thực hiện âm mưu

Xem đáp án

Câu 82:

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (02/1930) chứng tỏ phong trào công nhân Việt Nam đã

Xem đáp án

Câu 84:

Khi thực dân Pháp tiến công lên Việt Bắc năm 1947, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra chỉ thị nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 85:

Giữa thế kỉ XIX, khi bị thực dân u – Mĩ xâm lược, các nước Đông Nam Á đang trong tình trạng như thế nào?

Xem đáp án

Câu 86:

Trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ khi

Xem đáp án

Câu 87:

Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức hàng đầu thế giới về lĩnh vực nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 88:

Kiểu khí hậu nào sau đây không xuất hiện ở Liên bang Nga?

Xem đáp án

Câu 89:

Ở miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh là do chịu tác động của yếu tố nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 90:

Ở nước ta, Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có điểm nào sau đây tương đồng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ về điều kiện tự nhiên?

Xem đáp án

Câu 92:

Cho biểu đồ về một số sản phẩm cây công nghiệp lâu năm của nước ta năm 2010 và 2018.

Cho biểu đồ về một số sản phẩm cây công nghiệp lâu năm của nước ta năm 2010 và 2018.   (Số liệu theo Niêm giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm nước ta.  B.Thay đổi cơ cấu một số cây công nghiệp lâu năm nước ta. C. Giá trị và cơ cấu một số cây công nghiệp lâu năm nước ta.  D. Tốc độ tăng trưởng một số cây công nghiệp lâu năm nước ta.  (ảnh 1)

(Số liệu theo Niêm giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 93:

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay

Xem đáp án

Câu 94:

Điểm khác biệt cơ bản giữa đường ống với những loại hình giao thông khác là:

Xem đáp án

Câu 95:

Vùng kinh tế nào sau đây ở nước ta có mật độ dân số cao nhất cả nước?

Xem đáp án

Câu 96:

Chăn nuôi bò sữa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gần đây được phát triển chủ yếu do

Xem đáp án

Câu 98:

Khi ta đang nghe rađiô thì ở gần đó có một người rút phích cắm bếp điện hoặc bản là thì ta nghe thấy tiếng lẹt xẹt ở loa. Khẳng định nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Câu 103:

Một người đang dùng điện thoại di động để thực hiện cuộc gọi. Lúc này điện thoại phát ra

Xem đáp án

Câu 107:

Dung dịch có [H+] càng lớn thì:

Xem đáp án

Câu 108:

Khoáng vật chính của P là:

Xem đáp án

Câu 109:

Loại tơ không phải tơ tổng hợp là:

Xem đáp án

Câu 117:

Ứng động ở thực vật là:

Xem đáp án

Câu 118:

Người ta thưởng xếp quả chín xen kẽ với quả xanh vì:

Xem đáp án

Câu 119:

Ở động vật đơn bảo chưa có cơ quan tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn diễn ra ở

Xem đáp án

Câu 121:

Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến thường có hiệu quả trên đối tượng vi sinh vật do:

Xem đáp án

Câu 122:

Vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu phát triển sinh giới là:

Xem đáp án

Câu 123:

Trong nuôi trồng thủy sản, người ta nuôi kết hợp nhiều loại cá khác nhau (mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép...) trong một ao mục đích chính là để:

Xem đáp án

Câu 124:

Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người?

Xem đáp án

Đoạn văn 1

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

                                               (1)“Bẩm con không dám man cửa Trời

                                               (2)Những áng văn con in cả rồi

                                               (3)Hai quyển Khối tình văn thuyết lý

                                               (4)Hai Khối tình con là văn chơi

                                               (5)Thần tiền, Giấc mộng văn tiểu thuyết

                                               (6)Đài gương, Lên sáu văn vị đời

                                               (7)Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch

                                               (8)Đến quyển Lên tám nay là mười

                                               (9)Nhờ Trời văn con còn bán được

                                               (10)Chửa biết con in ra mấy mươi?”

(Tản Đà, Hầu trời, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)

Câu 127:

Xác định giọng điệu chính của đoạn thơ.

Xem đáp án

Câu 128:

Từ “man” trong câu thơ (1) có nghĩa gần với từ nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 129:

Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Xem đáp án

Câu 130:

Chủ đề của đoạn trích là gì?

Xem đáp án

Đoạn văn 2

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

“…Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từn gbát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy,nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờtrăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường…”

(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Câu 132:

Từ “không có lòng” trong đoạn trích được hiểu như thế nào?

Xem đáp án

Câu 133:

Xác định trong đoạn trích, ý nào sau đây KHÔNG phải là hồi tưởng của Mị?

Xem đáp án

Câu 134:

Theo đoạn trích, tại sao Mị lại có suy nghĩ ăn lá ngón “cho chết ngay”?

Xem đáp án

Câu 135:

Tâm trạng của Mị được thể hiện như thế nào qua đoạn trích?

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

“Các nhà tâm lý học về nhận thức đã có một nỗ lực to lớn hòng tìm kiếm những khác biệt về IQ giữa những người xuất thân từ nhiều vùng địa lý khác nhau nhưng hiện sống trong cùng một đất nước. Đặc biệt, nhiều nhà tâm lý học người Mỹ da trắng suốt nhiều thập kỷ qua đã ra sức chứng minh rằng người Mỹ da đen gốc Phi bẩm sinh kém thông minh hơn người Mỹ da trắng gốc Âu. Tuy nhiên, như mọi người đều biết, những người được đem ra so sánh vốn dĩ khác nhau rất nhiều về môi trường xã hội và cơ hội học hành. Sự thật này càng gây khó khăn gấp đôi cho những nỗ lực nhằm kiểm chứng giả thiết rằng những khác biệt về trí tuệ là nguyên nhân sâu xa cho những khác biệt về công nghệ. Thứ nhất, ngay cả khả năng nhận thức của người lớn đã chịu ảnh hưởng nặng nề của môi trường xã hội nơi chúng ta trải qua thời thơ ấu, khiến cho thật khó lòng phân biệt rạch ròi xem ảnh hưởng nào là do những khác biệt bẩm sinh trong gen di truyền. Thứ hai, các thử nghiệm về khả năng nhận thức (chẳng hạn như thử nghiệm IQ) có xu hướng đo đếm vốn kiến thức về văn hóa chứ không phải trí thông minh bẩm sinh dù nó là thế nào đi chăng nữa. Do những tác động rõ ràng đó của môi trường sống thời thơ ấu và tri thức thu nhận được đối với kết quả thử nghiệm IQ, nên nỗ lực của các nhà tâm lý học cho đến nay vẫn chưa thể đưa ra kết luận nào đủ sức thuyết phục về sự thiếu hụt IQ bẩm sinh mà nhiều người cho là hiển nhiên không phải bàn ở những ai không phải người da trắng.”

(Jared Diamond, Súng, vi trùng và thép, NXB Thế giới, 2021, tr.24)

Câu 136:

Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.

Xem đáp án

Câu 137:

Nội dung chính của đoạn trích là gì?

Xem đáp án

Câu 138:

Cụm từ “sự thật này” (in đậm, gạch chân) thay thế cho nội dung nào dưới đây?

Xem đáp án

Câu 139:

Ý nào KHÔNG được nhắc đến trong đoạn trích?

Xem đáp án

Đoạn văn 4

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

(1) "Mắt là cơ quan thị giác của con người. Trên thực tế, mắt có thể "truyền thần" được là do sự nở to hoặc thu nhỏ của con ngươi, sự chuyển động của nhãn cầu, sự khép mở của mi mắt cũng như cái nhìn chăm chú hay lướt qua...

(2) Năm 1960 – 1964, nhà khoa học Walter Rudolf Hess cùng các đồng nghiệp đã tiến hành thí nghiệm với một chú mèo và phát hiện ra rằng, khi mèo bị thức ăn hay đồ chơi kích thích thì con người của mắt chúng mở to ra. Về sau, họ tiếp tục tiến hành một loạt công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự biến đổi của con ngươi ở mắt người với sự biểu lộ tư tưởng và tình cảm. Họ phát hiện ra rằng, những kích thích làm cho con người buồn chán có tác dụng thu nhỏ con người của mắt lại, còn những kích thích làm cho con người phấn chấn có tác dụng làm cho con ngươi của mắt nở to. Khi hoảng sợ hoặc phấn khởi tột độ, con ngươi của mắt họ giãn nở gấp bốn lần lúc bình thường. Do đó, các chuyên gia nhất trí nhận định rằng: Sự biến đổi của con ngươi ở mắt người là tiêu chí của hoạt động hệ thống thần kinh trung ương."

(Thế Trưởng, Bùi Sao, Tâm lí và sinh lí, NXB Dân Trí, 2015)

Câu 141:

Thao tác lập luận chính của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 142:

Theo tác giả, sự chuyển động của nhãn cầu có tác dụng gì đối với mắt?

Xem đáp án

Câu 143:

Ý nào sau đây KHÔNG được nói đến trong đoạn trích?

Xem đáp án

Câu 145:

Dòng nào dưới đây nêu đúng chủ đề của đoạn trích trên?

Xem đáp án

Câu 146:

Tác phẩm nào KHÔNG cùng thể loại với các tác phẩm còn lại

Xem đáp án

Câu 147:

Chọn một tác giả KHÔNG thuộc giai đoạn văn học hiện đại.

Xem đáp án

Đoạn văn 5

Dựa vào thông tin được cung cấp sau đây để trả lời từ câu hỏi số 109 đến câu số 110:

“Cách mạng nước ta đang phát triển với nhịp độ "một ngày bằng hai mươi năm ". Do vậy, Bộ Chính trị quyết định. Chúng ta phải nắm vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc ngay trong tháng 4 năm nay, không thể chậm.

Phải hành động "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng"

Phải tấn công ngay lúc địch hoang mang, suy sụp.

Tập trung lực lượng lớn hơn nữa và những mục tiêu chủ yếu trên từng hướng, trong từng lúc”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, 2004, t 36, tr.95)

Câu 149:

Chỉ thị trên của Đảng Lao động Việt Nam được đưa ra trước sự kiện nào?

Xem đáp án

Câu 150:

Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có điểm khác biệt cơ bản nào so với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)?

Xem đáp án

4.6

47 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%