Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 6)

23 người thi tuần này 4.6 825 lượt thi 150 câu hỏi 195 phút

🔥 Đề thi HOT:

482 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)

1.4 K lượt thi 235 câu hỏi
285 người thi tuần này

Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)

7.4 K lượt thi 150 câu hỏi
155 người thi tuần này

Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hà Nội có đáp án (Đề 1)

21.5 K lượt thi 150 câu hỏi
151 người thi tuần này

ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai

9.6 K lượt thi 50 câu hỏi
61 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)

371 lượt thi 235 câu hỏi
59 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)

364 lượt thi 236 câu hỏi
58 người thi tuần này

ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Nghĩa của từ

3.8 K lượt thi 36 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 11:

Cho F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) = ex + 2x thỏa mãn F(0)=32. Tính F(x).

Xem đáp án

Câu 15:

Tập nghiệm S của bất phương trình 5x+2<125x

Xem đáp án

Câu 18:

Tìm số phức z thỏa mãn i(z¯2+3i)=1+2i

Xem đáp án

Câu 56:

Tác giả nào dưới đây KHÔNG thuộc trào lưu văn học lãng mạn.

Xem đáp án

Câu 57:

Tác giả nào dưới đây KHÔNG thuộc trào lưu văn học hiện thực.

Xem đáp án

Câu 59:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

Xem đáp án

Câu 67:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

                                                  Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

                                                  Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

                                                  Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

                                                  Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

                                                  Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

                                                  Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

                                                  Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đây ánh sáng

                                                  Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

                                                  - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người!

                                                                 (Vội vàng – Xuân Diệu)

Điệp từ “ta muốn” trong đoạn trích trên thể hiện ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Câu 73:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Trong rừng, anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ. Anh chẻ nứa, đập giập, ghép lại thành mấy tấm bảng to bằng ba bàn tay. Ba anh em đốt khói xà nu xông bảng nửa đen kịt rồi lấy nhựa cây luông-tờ-ngheo phết lên một lớp dày, rửa nước cũng không phải được. Trú đi ba ngày đường tới núi Ngọc Linh mang về một xà-lét đây đá trắng làm phấn. Mai học giỏi hơn Tnú, ba tháng đọc được chữ, viết được cái ý trong bụng mình muốn, sáu tháng làm được toán hai con số. Trú học chậm hơn, mà lại hay nổi nóng. Học tới chữ i dài, nó quên mất chữ o thêm cái móc thì đọc được là chữ a. Có lần thua Mai, nó đập bể cả cái bảng nửa trước mặt Mai và anh Quyết, bỏ ra suối ngồi một mình suốt ngày. Anh Quyết ra dỗ, nó không nói. Mai ra dỗ, nó đòi đánh Mai. Mai cũng ngồi lì đó với nó.

– Trú không về, tui cũng không về. Về đi, anh Tnú. Mai làm cái bảng khác cho anh rồi.

Nó cầm một hòn đá, tự đập vào đầu, chảy máu ròng ròng. Anh Quyết phải băng lại cho nó. Đêm đó, anh ôm nó trong hốc đá. Anh rủ rỉ:

– Sau này, nếu Mĩ – Diệm giết anh, Tnú phải làm cán bộ thay anh. Không học chữ sao làm được cán bộ giỏi? Tnú giả ngủ không nghe. Nó lên chùi nước mắt giàn giụa. Sáng hôm sau, nó gọi Mai ra sau hốc đá:

- Mai nói cho tôi chữ o có móc là chữ chỉ đi. Còn chữ chỉ đứng sau chữ đó nữa, chữ chỉ có cái bụng to đó.

(Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)

Đoạn trích trên thể hiện tính cách nổi bật nào của nhân vật Tnú?

Xem đáp án

Câu 78:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

                                                  Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi

                                                  Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời

                                                  Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn

                                                  Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời

                                                  Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi

                                                  Nhẹ nhàng như con chim cà lợi

                                                  Say đông hương nắng vui ca hát

                                                  Trên chín tầng cao bát ngát trời....

                                                                (Nhớ đồng – Tố Hữu)

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 79:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

                                                  Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi

                                                  Tròn đôi nắm đất trắng chân đôi.

                                                  Sống trong cát, chết vùi trong cát

                                                  Những trái tim như ngọc sáng ngời!

                                                  Đốt nén hương thơm, mát dạ Người

                                                  Hãy về vui chút mẹ Tơm ơi!

                                                  Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mới

                                                  Phấp phới buồm dong, nắng biển khơi...

                                                                 (Mẹ Tơm – Tố Hữu)

Biện pháp tu từ nào dưới đây được sử dụng trong hai câu thơ: “Sống trong cát, chết vùi trong cát – Những trái tim như ngọc sáng ngời”?

Xem đáp án

Câu 80:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Đọc, trong nghĩa đó là một trò chơi. Nơi mỗi người đọc có ba nhân vật chồng lên nhau, tác động lên nhau. Một là người đọc bằng xương bằng thịt, hai chân đụng đất, vẫn còn ý thức liên hệ với thế giới bên ngoài. Hai là, người đọc bị lôi cuốn, đang ngao du trong thế giới tưởng tượng của cảm xúC.  Đó là người đang chơi. Ba là, người đọc suy tư, đưa vào trò chơi sự chú ý, sự suy nghĩ, sự phán đoán của tri thức. Đó là phút giây của trí tuệ có khả năng đưa người đọc lùi ra khỏi bài văn, mở một khoảng cách để diễn dịch. Người đọc vẫn ý thức rằng mình đang chơi nhưng biết phán đoán. Ba tay chơi là một trong việc đọc, chơi với nhau một trò chơi tinh tế khiến người đọc vừa bị lôi cuốn vừa biết dừng lại, vừa tham dự vừa cách biệt với bài văn. Tư thế của người đọc văn là vậy: tham dự và cách biệt qua lại không đứt quãng.

(Trích “Chuyện trò" – Cao Huy Thuần, NXB Trẻ, 2013)

Cụm từ in đậm “Ba tay chơi” trong đoạn trích trên được hiểu là gì?

Xem đáp án

Câu 82:

Việt Nam Quốc dân đảng là tổ chức chính trị theo khuynh hướng nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 83:

Phương án nào sau đây là nội dung cơ bản của chiếu Cần vương?

Xem đáp án

Câu 84:

So với Phan Bội Châu, xu hướng cứu nước của Phan Châu Trinh có điểm khác biệt cơ bản về

Xem đáp án

Câu 85:

Dựa vào thông tin được cung cấp sau đây để trả lời câu hỏi:

Ngày 14 - 12 - 1972, gần hai tháng sau khi tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, để hỗ trợ cho mưu đồ chính trị - ngoại giao mới, Níchxơn phê chuẩn kế hoạch mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố trong 12 ngày đêm liên tục, bắt đầu từ tối 18 đến hết ngày 29 - 12 - 1972, nhằm giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta kí một hiệp định có lợi cho Mĩ.

Quân dân miền Bắc đã đánh trả không quân Mĩ những đòn đích đáng, bắn rơi 81 máy bay (trong đó có 34 máy bay B52 và 5 máy bay F111), bắt sống 43 phi công Mĩ, đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của chúng. Thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”.

(Nguồn: Sách giáo khoa Lịch sử 12, trang 184)

Mục đích của Mĩ khi mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 là gì?

Xem đáp án

Câu 87:

Tổ chức nào sau đây là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

Xem đáp án

Câu 88:

Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc ở những giai đoạn sau là

Xem đáp án

Câu 89:

Hình thức mặt trận nào sau đây được thành lập ở Việt Nam trong thời kì 1939 - 1945?

Xem đáp án

Câu 90:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)?

Xem đáp án

Câu 91:

Quốc gia nào sau đây có số dân đông nhất thế giới hiện nay?

Xem đáp án

Câu 93:

Hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 94:

Khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 97:

Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta hiện nay là

Xem đáp án

Câu 98:

Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là

Xem đáp án

Câu 99:

Để khai thác theo chiều sâu trong công nghiệp có hiệu quả lâu dài, Đông Nam Bộ cần quan tâm chủ yếu đến vấn đề nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 100:

Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long gây ra hậu quả nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 101:

Trên hình bên có vẽ một số đường sức của hệ thống hai điện tích điểm A và B. Chọn kết luận đúng?

Trên hình bên có vẽ một số đường sức của hệ thống hai điện tích điểm A và B. Chọn kết luận đúng? (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 103:

Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới giới hạn là điều kiện để có

Xem đáp án

Câu 104:

Ba màu cơ bản được thể hiện trên logo VTV của Đài truyền hình Việt Nam là

Xem đáp án

Câu 106:

Đồng vị 92234U sau một chuỗi phóng xạ α và β- biến đổi thành 82206 Pb. Số phóng xạ α và β- trong chuỗi là

Xem đáp án

Câu 116:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Câu 118:

Một dung dịch có H+=2103M. Môi trường của dung dịch này là

Xem đáp án

Câu 119:

Cho cân bằng hóa học: 2SO2(k)+O2(k)2SO3(k); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Câu 123:

Một trong những nguyên nhân có thể giải thích cho việc nhịp tim của trẻ em thường cao hơn người trưởng thành là do

Xem đáp án

Câu 125:

Ở cơ thể lưỡng bội, xét một gen có 2 alen: alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Số loại kiểu gen và số loại kiểu hình tối đa có thể được tạo ra là bao nhiêu?

Xem đáp án

Câu 127:

Ở loài giao phối ngẫu nhiên, quần thể này phân biệt với quần thể khác trong cùng một loài bởi dấu hiệu đặc trưng nào sau đây?

Xem đáp án

Đoạn văn 1

                                                  Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                                                  Mặt trời chân lí chói qua tim

                                                  Hồn tôi là một vườn hoa lá

                                                  Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

                                                                  (Từ ấy – Tố Hữu)

Câu 131:

Từ “Từ ấy” được in đậm trong đoạn trích trên nhắc đến sự kiện nào dưới đây?

Xem đáp án

Câu 132:

Khổ thơ trên sử dụng những biện pháp tu từ nào?

Xem đáp án

Câu 133:

Dòng nào dưới đây diễn tả chính xác tâm trạng của tác giả trong đoạn thơ trên?

Xem đáp án

Câu 134:

Hình ảnh “mặt trời chân lí” trong câu thơ “Mặt trời chân lí chói qua tim” mang ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Câu 135:

Đoạn thơ trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

Xem đáp án

Đoạn văn 2

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?

Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vẫn về tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

(Vợ nhặt – Kim Lân)

Câu 137:

Thành ngữ nào dưới đây được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên?

Xem đáp án

Câu 138:

Dấu ba chấm (...) trong câu “Còn mình thì..” có tác dụng gì?

Xem đáp án

Câu 139:

Nội dung chính của đoạn trích là gì?

Xem đáp án

Câu 140:

Đoạn trích thể hiện tài năng nổi bật của nhà văn Kim Lân ở phương diện nào?

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Một số nhà nghiên cứu cho rằng có mối liên hệ sinh học giữa thứ tự sinh với tính cách và hành vi của một con người. Tuy nhiên, nhà tâm lí học Alfred Adler, người tiên phong trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa thứ tự sinh và tính cách, lại cho rằng thứ tự sinh và tính cách của con người không hề có một mối liên hệ sinh học nào, chính cách ứng xử của các bậc cha mẹ đối với những đứa con ở các thứ tự sinh mới là yếu tố chính ảnh hưởng đến tâm lí và tính cách của chúng.

Alfred Adler phân thứ tự sinh thành bốn loại: con đầu lòng, con thứ hai và / hoặc con giữa, con cuối và con một.

Ông đã làm một cuộc khảo sát tại một trường đại học dựa trên số sinh viên đạt học bổng và kết quả khảo sát cho thấy số sinh viên đạt học bổng là con đầu bằng tổng số sinh viên là con thứ và con út cộng lại. Ông cũng chỉ ra rằng những người là con đầu lòng được cho là có trách nhiệm và quyết đoán hơn những người sinh ra ở các vị trí thứ tự khác và thường có xu hướng vươn lên vị trí lãnh đạo nhiều hơn. Bên cạnh đó, những người con đầu lòng cũng có xu hướng chịu nhiều căng thẳng, áp lực hơn những đứa em của họ.

Con thứ hai và / hoặc con giữ lại có những đặc điểm khác biệt rõ rệt so với con đầu lòng. Họ có xu hướng cảm thấy thua kém anh, chị hoặc em mình và họ thường chọn lựa những lĩnh vực khác biệt hoàn toàn so với những lĩnh vực mà anh chị em của họ đã lựa chọn. Họ thường tin tưởng, chấp nhận và tập trung vào người khác hơn những người con đầu lòng. Họ cũng thường đạt được nhiều thành công trong các môn thể thao đồng đội hơn so với những người là con đầu hoặc con một. Ngược lại, những người là con đầu hoặc con một lại thường nổi trội hơn trong các môn thể thao cá nhân.

Con út là người con thường được bố mẹ chiều chuộng, anh chị nhường nhịn. Do đó sự cạnh tranh của họ thường kém hơn so với các anh chị lớn tuổi và họ có xu hướng tham gia vào các trò chơi ít cạnh tranh. Tuy nhiên, về mặt xã hội, họ lại là những người có sự tự tin cao nhất.

Con một là những người có cả một số đặc điểm tính cách của con đầu và một số đặc điểm của con út. Những người con một thường có sự tự tin cao giống con út, thiên về thành tích giống con đầu và có nhiều khả năng đạt được thành công trong học tập hơn những người con thứ. Tuy nhiên, con một lại hay gặp phải những khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ thân thiết và có nhu cầu gắn kết thấp hơn những đứa trẻ khác.

Câu 141:

Nhận định nào dưới đây nói đúng về Alfred Adler?

Xem đáp án

Câu 142:

Theo đoạn trích trên, yếu tố chính ảnh hưởng đến tâm lí và tính cách của những đứa con là gì?

Xem đáp án

Câu 143:

Dựa vào đoạn trích trên, nhận định nào dưới đây nói đúng về người con đầu lòng?

Xem đáp án

Câu 144:

Dựa vào đoạn trích trên, nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng?

Xem đáp án

Đoạn văn 4

Hãy nhìn dòng người đang cuộn chảy trên đường phố trong cái ngột ngạt của trưa hè nóng bức, ai cũng nghẹt thở vì chất thải của động cơ xe máy, ô tô cho dù khẩu trang che kín mũi miệng. Hậu quả sẽ ra sao với sức khỏe con người? Khó mà lường được. Nhưng trước mắt thì vẫn cứ phải tồn tại bằng cách thở hit vào phổi cái khói bụi độc hại đó để mà bươn chải với cuộc mưu sinh. Ai đó mong có dịp về nông thôn để được hít thở không khí trong lành, sẽ khó tránh khỏi cảm giác thất vọng. Sự “trong lành” mà họ trông đợi đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi chất thải công nghiệp, chất thải vô tội vạ của làng nghề, chất thải từ “mạnh ai nấy được" trong nuôi trồng thủy sản,... Sông Cầu tiếp nhận thêm ít nhất 180.000 tấn phân hóa học, 1500 tấn thuốc trừ sâu! Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy bị nước thải xối thẳng trực tiếp làm nước sông đen ngòm và đang bốc mùi. Sông Thị Vải trong lưu vực sông Đồng Nai đã có đoạn bị chết kéo dài sau khu vực hợp lưu Suối Cả, Đồng Nai đến khu công nghiệp Mĩ Xuân...

Trở lại với chuyện thường ngày ở cái vạch dừng xe trên phố. Trong cái nóng thiêu đốt, tiếng gầm gào của các loại động cơ ô tô, xe máy làm cho bầu không khí càng thêm ngột ngạt. Rồi đây “dân giàu” lên thêm, ô tô càng nhiều thêm, nơi cái vạch dừng xe của cái đường phố không thể mở rộng hơn để tương thích với sự phát triển đó sẽ càng thêm ngột ngạt và nghẹt thở.

Ở một số nước nghèo, bức xúc là chuyện tăng trưởng kinh tế để giảm nghèo cái đã, việc môi trường, tính sau. Người ta quên mất rằng, cái giá phải trả cho sự hủy hoại môi trường sẽ cao hơn nhiều cho những sản phẩm có được của sự tăng trưởng kia. Không thể chỉ đơn thuần quan tâm thúc đẩy sự tăng trưởng mà còn thường trực đặt ra câu hỏi tăng trưởng như thế nào. Chẳng thế mà người ta khuyến cáo sử dụng chỉ số mới mang tên Tổng sản phẩm quốc gia “thuần” và “xanh”, chứ không chỉ sử dụng GDP. “Thuần” là đòi hỏi phải điều chỉnh tổng sản phẩm sau khi đã khấu trừ các tài sản của đất nước bị hao hụt trong quá trình sản xuất. “Xanh”, nghĩa là phải chú ý đến mức tiêu hao nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị khai thác gắn với sự hủy hoại môi trường sống của con người khi tính GDP.

(Báo điện tử Nguoidaibieu.com.vn)

Câu 146:

Chủ đề chính của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 147:

Theo đoạn trích trên, đâu KHÔNG PHẢI là nguyên nhân hủy hoại bầu không khí trong lành ở nông thôn?

Xem đáp án

Câu 148:

Trong đoạn văn số 1, tác giả nhắc đến tên các con sông với mục đích gì?

Xem đáp án

Câu 149:

Theo đoạn trích trên, điều gì được khuyến cáo khi quan tâm tăng trưởng kinh tế ở các nước nghèo?

Xem đáp án

Câu 150:

Phong cách ngôn ngữ chính của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

4.6

165 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%