Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 4)
855 lượt thi 150 câu hỏi 195 phút
Danh sách câu hỏi:
Câu 28:
Cho hàm số y = f(x) có đồ thị f'(x) như hình vẽ bên. Đồ thị hàm số có tối đa bao nhiêu điếm cực trị?
Cho hàm số y = f(x) có đồ thị f'(x) như hình vẽ bên. Đồ thị hàm số có tối đa bao nhiêu điếm cực trị?
Câu 43:
Cho hàm số y = f(x) có đồ thị là đường cong trong hình vẽ bên. Tìm số nghiệm của phương trình .
Cho hàm số y = f(x) có đồ thị là đường cong trong hình vẽ bên. Tìm số nghiệm của phương trình .
Câu 114:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị nào có số dân trên 1 000 000 người?
Câu 117:
Nhân tố nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho Hà Nội có công nghiệp chế biến sữa phát triển mạnh?
Nhân tố nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho Hà Nội có công nghiệp chế biến sữa phát triển mạnh?
Câu 147:
Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu?
Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu?
Đoạn văn 1
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà.
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Đoạn văn 2
Một loạt đạn súng lớn tăng vắng đội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai... Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc.Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hội Đông khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm... chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra...Cái cằm nhọn hoặt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên... Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ...
(Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
Đoạn văn 3
Hầu hết mọi người có thể nhớ một số điện thoại trong tối đa ba mươi giây. Tuy nhiên, khi khoảng thời gian ngắn này trôi qua, các dữ liệu sẽ bị xóa khỏi bộ nhớ. Làm thế nào để ghi nhớ các thông tin ngày từ lần đầu tiên?
Thông tin đi đến bộ nhớ ngắn hạn sẽ thông qua hệ thống giác quan. Bộ não có một bộ lọc cho phép các thông tin cần ghi nhớ ngay lập tức truyền đến bộ nhớ ngắn hạn. Các nhà nghiên cứu cho rằng người ta có thể tăng dung lượng của trí nhớ ngắn hạn bằng cách phân chia hoặc phân loại các thông tin tương tự với nhau. Bằng cách sắp xếp thông tin, người ta có thể tối ưu hóa bộ nhớ ngắn hạn và cải thiện khả năng của bộ nhớ, từ đó chuyển sang bộ nhớ dài hạn.
Khi cố gắng ghi nhớ điều gì đó, chẳng hạn kiến thức cho một kỳ thi, nhiều người lựa chọn phương pháp học thuộc lòng, có nghĩa là đọc to, lặp đi lặp lại kiến thức đó, cố gắng lưu giữ khối lượng kiến thức đó tồn tại thật lâu trong trí nhớ. Tuy nhiên, kiểu học thuộc này chỉ thành công khi không có sự gián đoạn. Ngay sau khi người học ngừng lặp lại thông tin, thông tin đó sẽ nhanh chóng biến mất. Khi cần lưu lại một số điện thoại mà không có giấy và bút, mọi người thường cố gắng ghi nhớ bằng cách đọc lặp đi lặp lại số điện thoại đó. Nhưng nếu có người bấm chuông cửa hoặc có tiếng chó sủa, anh ta có thể sẽ ngay lập tức quên mất số điện thoại đang cố gắng ghi nhớ. Do đó, học thuộc lòng không phải là một cách hiệu quả để truyền thông tin từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn. Một cách tốt hơn để ghi nhớ đó là mã hóa thông tin, có nghĩa là gán ý nghĩa hoặc hình ảnh cho thông tin đó để nó có thể được lưu trữ cùng với những kí ức dài hạn khác đã tồn tại từ trước.
Mã hóa thông tin cũng khiến cho thông tin dễ được truy xuất hơn. Việc truy xuất thông tin có thể được thực hiện bằng cách ghi nhận hoặc thu hồi. Con người có thể dễ dàng nhớ lại những kí ức được lưu trữ trong bộ nhớ dài hạn và được sử dụng thường xuyên. Nếu một kí ức vô tình bị lãng quên thì cũng có thể lấy lại được bằng cách nhắc nhở. Một người có thể chuyển hóa thông tin về dạng hình ảnh, kí hiệu thì khả năng khôi phục kí ức càng cao. Đây là lý do tại sao các bài kiểm tra trắc nghiệm thường được sử dụng cho các môn học yêu cầu ghi nhớ nhiều.
Đoạn văn 4
“(1) Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga... được gia chủ bày khá ngay ngắn trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đông nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biểu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại....
(2) Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái. "Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý."Tác giả Nguyễn Hương trong bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện” (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VH-TT-DL) kể với chúng ta như vậy.
(3) Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc" của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu-Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.”
(Tủ rượu của người Việt và tủ sách của người Do Thái – Báo điện tử hobis vanhoagiaoduC.vn)
Đoạn văn 5
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ suy thoái. Trong nông nghiệp, lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bị bỏ hoang. Hoạt động sản xuất công nghiệp bị suy giảm. Năm 1929, tổng giá trị khai khoáng của Đông Dương là 18 triệu đồng năm 1933 chỉ còn 10 triệu đồng. Trong thương nghiệp, xuất nhập khẩu đình đốn hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam rất nặng nề so với các nước thuộc địa khác của Pháp cũng như các nước trong khu vực.
(Sách giáo khoa lịch sử 12, trang 90)
171 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%