Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 23)

200 lượt thi 150 câu hỏi 150 phút

Danh sách câu hỏi:

Câu 4:

Trên mặt phẳng \[Oxy,\] điểm biểu diễn của số phức \(z = {\left( {3 - 2i} \right)^2}\) có tọa độ là 

Xem đáp án

Câu 10:

Trong các hàm số sau, hàm số nào là một nguyên hàm của \({\rm{f}}\left( {\rm{x}} \right) = \frac{1}{{1 - x}}\) trên khoảng \(\left( {1\,;\,\, + \infty } \right)?\)

Xem đáp án

Câu 18:

Cho số phức z thỏa mãn \(\left| {z + 2 - i} \right| = 1\). Tập hợp các điểm biểu diễn số phức \({\rm{w}} = \left( {1 + 2i} \right)z\) là đường tròn tâm \(I\) có tọa độ là 

Xem đáp án

Câu 19:

Trong hệ tọa độ \({\rm{Oxy}}\), cho \({\rm{A}}\left( {2\,;\,\,5} \right),\,\,{\rm{B}}\left( {1\,;\,\,1} \right),\,\,{\rm{C}}\left( {3\,;\,\,3} \right)\). Tìm tọa độ điểm \({\rm{E}}\) sao cho \(\overrightarrow {{\rm{AE}}}  = 3\overrightarrow {{\rm{AB}}}  - 2\overrightarrow {{\rm{AC}}} .\)

Xem đáp án

Câu 22:

Cắt hình nón \({\rm{S}}\) bởi một mặt phẳng đi qua trục ta được thiết diện là một tam giác vuông cân, cạnh huyền bằng \(a\sqrt 2 \). Thể tích khối nón bằng 

Xem đáp án

Câu 26:

Trong không gian \[Oxyz,\] cho mặt phẳng \(2x - 2y - z + 9 = 0\) và mặt cầu \[\left( S \right):{\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 100\]. Tọa độ điểm \(M\) nằm trên mặt cầu \[\left( S \right)\] sao cho khoảng cách từ điểm \({\rm{M}}\) đến mặt phẳng \(\left( {\rm{P}} \right)\) đạt giá trị lớn nhất là 

Xem đáp án

Câu 27:

Trong không gian với hệ tọa độ \[Oxyz,\] cho \({\rm{A}}\left( {1\,;\,\,2\,;\,\, - 2} \right)\) và \(\left( P \right):{\rm{x}} - 2{\rm{y}} + 3 = 0\). Phương trình tham số của đường thẳng qua \({\rm{A}}\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( P \right)\) là 

Xem đáp án

Câu 71:

Xác định một từ/ cụm từ SAI về mặt ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.

Mặc cho máy bay địch bắn phá, các ông bụt chùa Tây Phương vẫn phớt lờ ngồi trầm ngâm suy nghĩ.

Xem đáp án

Câu 75:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. 

Xem đáp án

Câu 76:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. 

Xem đáp án

Câu 77:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. 

Xem đáp án

Câu 78:

Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975? 

Xem đáp án

Câu 79:

Tác phẩm nào sau đây KHÔNG cùng thể loại với tác phẩm còn lại? 

Xem đáp án

Câu 80:

Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:            

Viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo, ______ đã mạnh dạn phân tích và mổ xẻ tất cả.

Xem đáp án

Câu 83:

Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Hoài Thanh nhận định: “Xuân Diệu là nhà thơ _______ nhất trong các nhà thơ _____”.

Xem đáp án

Câu 89:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

                                           Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

                                           Con thuyền xuôi mái nước song song.

                                           Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

                                           Củi một cành khô lạc mấy dòng.

(Tràng giang – Huy Cận)

Nội dung đoạn thơ trên là gì?

Xem đáp án

Câu 95:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Thị cười và nói lảng:

Hôm qua làm biên bản, lí Cường nghe đâu tốn gần một trăm. Thiệt người lại tốn của.

Nhưng thị lại nghĩ thầm:

Sao có lúc nó hiền như đất.

Và nhớ lại những lúc ăn nằm với hắn, thị nhìn trộm bà cô, rồi nhìn nhanh xuống bụng:

Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào?

Ðột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại...

 (Chí Phèo – Nam Cao)

Hình ảnh chiếc lò gạch tiếp tục xuất hiện thể hiện điều gì?

Xem đáp án

Câu 100:

PHẦN 3: KHOA HỌC

Lĩnh vực: Khoa học tự nhiên và xã hội (50 câu – 60 phút)

Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã 

Xem đáp án

Câu 102:

Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, những nghiên cứu về công nghệ đã trở thành nội dung cốt lōi của cuộc cách mạng 

Xem đáp án

Câu 104:

Đảng Cộng sản Đông Dương xác định mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Đông Dương trong thời kỳ 1936-1939 là 

Xem đáp án

Câu 105:

Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1920-1930? 

Xem đáp án

Câu 106:

Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản (tháng 7/1935) đã yêu cầu ở mỗi nước thành lập

Xem đáp án

Câu 107:

Yếu tố nào tạo thời cơ khách quan thuận lợi để cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu? 

Xem đáp án

Câu 110:

Các nước đang phát triển có đặc điểm là 

Xem đáp án

Câu 111:

Nông nghiệp Liên bang Nga phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay không phải là do 

Xem đáp án

Câu 112:

Diện tích đất nông nghiệp nước ta đang giảm dần chủ yếu do 

Xem đáp án

Câu 113:

Hai vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là 

Xem đáp án

Câu 116:

Trong những năm qua, sản lượng lương thực của nước ta tăng lên chủ yếu là do 

Xem đáp án

Câu 117:

Viễn thông nước ta hiện nay không phải là ngành

Xem đáp án

Câu 118:

Điều kiện nào sau đây thuận lợi nhất để Duyên hải Nam Trung Bộ xây dựng cảng nước sâu? 

Xem đáp án

Câu 119:

Để tăng vai trò trung chuyển và đẩy mạnh giao lưu theo chiều Bắc-Nam, Duyên hải Nam Trung Bộ cần phải thực hiện biện pháp chủ yếu nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 120:

Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện trong mạch: 

Xem đáp án

Câu 122:

Một khối bán trụ trong suốt có chiết suất \(n = 1,414;\) đặt trong không khí. Chiếu một chùm tia sáng hẹp nằm trong một mặt phẳng của tiết diện tới khối bán trụ như hình vē. Kết luận nào sau đây là đúng?

Một khối bán trụ trong suốt có chiết suất \(n = 1,414;\) đặt trong không khí. Chiếu một chùm tia sáng hẹp nằm trong một mặt phẳng của tiết diện tới khối bán trụ như hình vē. Kết luận nào sau đây là đúng? (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 123:

Động năng và thế năng của một vật dao động điều hòa phụ thuộc vào li độ theo đồ thị như hình vẽ, biên độ dao động của vật là

Động năng và thế năng của một vật dao động điều hòa phụ thuộc vào li độ theo đồ thị như hình vẽ, biên độ dao động của vật là (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 124:

Một nguồn âm phát sóng cầu ra không gian, bỏ qua sự hấp thụ âm. Khi khoảng cách từ nguồn âm đến điểm M tăng lên 2 lần thì cường độ âm tại M:

Xem đáp án

Câu 125:

Cho một phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng. Gọi \({K_{{\rm{tr }}}}\)là tổng động năng các hạt nhân trước phản ứng; \({K_s}\) là tổng động năng các hạt nhân sau phản ứng. Năng lượng toả ra của phản ứng được tính bằng biểu thức 

Xem đáp án

Câu 135:

Polymer nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

Xem đáp án

Câu 138:

Phản ứng hóa học tổng hợp ammonia như sau:
Phản ứng hóa học tổng hợp ammonia như sau:   Khi tăng áp suất thì phản ứng trên sẽ chuyển dịch cân bằng theo chiều thuận.  (ảnh 1)
Khi tăng áp suất thì phản ứng trên sẽ chuyển dịch cân bằng theo chiều thuận. Trên thực tế người ta sẽ thực hiện phản ứng ở áp suất 100 - 150 atm. Tại sao không thực hiện ở áp suất cao hơn nữa? 

Xem đáp án

Câu 140:

Động vật nào sau đây có dạ dày bốn ngăn? 

Xem đáp án

Câu 141:

Các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm đều nhằm mục đích giảm thiểu cường độ hô hấp vì hô hấp làm 

Xem đáp án

Câu 142:

Nhóm gồm những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là 

Xem đáp án

Câu 143:

Dạng đột biến cấu trúc NST có thể làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 NST là

Xem đáp án

Câu 148:

Để nghiên cứu ảnh hưởng của chặt phá rừng đến sự thất thoát lượng khoáng trong đất, người ta chọn hai lô trong một khu rừng với điều kiện ban đầu như nhau.

Lô A: Không có chặt phá rừng và không sử dụng thuốc diệt cỏ trong thời gian nghiên cứu.

Lô B: Trải qua ba giai đoạn, giai đoạn I (rừng chưa bị chặt phá), giai đoạn II (rừng bị chặt hoàn toàn và sử dụng thuốc diệt cỏ để ngăn chặn sự phát triển của thảm thực vật nhưng không tiêu diệt hết động vật), giai đoạn III (thuốc diệt cỏ không còn được sử dụng nên thảm thực vật bắt đầu phát triển tự nhiên).

Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng dưới đây:

Giai đoạn

I

II

III

Năm thứ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Sinh khối thực vật (g/m2)

Lô A

780

782

780

779

778

780

782

781

780

779

Lô B

779

781

780

0

0

0

50

120

250

400

Lượng khoáng thất thoát hằng năm (kg/ha)

Lô A

13

9

13

13

14

13

12

13

12

13

Lô B

14

10

13

65

72

76

55

35

20

18

Có bao nhiêu phát biểu sau đây về nghiên cứu này là đúng?

I. Ở lô B, giai đoạn I có sinh khối thực vật lớn nhất và lượng khoáng thất thoát hằng năm là nhỏ nhất.

II. Ở lô B, giai đoạn II có lượng khoáng thất thoát hằng năm tăng làm lượng khoáng trong đất giảm dần.

III. Ở lô B, giai đoạn III xảy ra diễn thế nguyên sinh với sinh khối thực vật tăng dần.

IV. Nghiên cứu này cho thấy chặt phá rừng có thể làm giảm sự thất thoát lượng khoáng trong đất.

Xem đáp án

Đoạn văn 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

Trong ấn tượng của chúng ta, trẻ em Mĩ rất độc lập, dũng cảm, tích cực, lạc quan, các em không chỉ rất tự tin mà còn có năng lực thực hành và tính sáng tạo vượt trội. Ban đêm các em dám ngủ một mình, khi ra ngoài, chúng không sợ sâu bọ hay côn trùng, cũng không sợ núi cao rừng sâu, các em có thể tự mình sửa chữa những món đồ chơi bị hỏng, thậm chí có thể tự kiếm tiền chi trả học phí... Khi chứng kiến những điều này, có thể bạn sẽ thốt lên làm thế nào mà cha mẹ Mĩ có thể giáo dục nên những đứa trẻ ưu tú đến thế? Thực ra, những phẩm chất này có mối liên hệ mật thiết với cách giáo dục trong gia đình người Mĩ. Ở Mĩ, cha mẹ không chỉ là bạn mà còn là người thầy tốt ở bên con trong suốt cuộc đời. Cha mẹ Mĩ biết lúc nào nên thể hiện sự quan tâm yêu thương với con, lúc nào nên buông tay để con dũng cảm tự lập. Trong các bộ phim, chúng ta vẫn được chứng kiến những hình ảnh xúc động đầy tình yêu thương khi cha mẹ người Mĩ cùng con vui chơi đón giáng sinh; cổ vũ, động viên con trong cuộc thi đấu bóng chày hay những giọt nước mắt hạnh phúc trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp của con. Nhưng chúng ta cũng có thể thấy hình ảnh các em từ lúc còn rất nhỏ đã biết tự mặc quần áo, đưa báo đến từng nhà khi trời còn chưa sáng, thậm chí khi đi ăn cùng với cha mẹ cũng áp dụng cách thức chia đôi tiền ăn... Tất cả những điều nói trên là hiện thân cho phương pháp giáo dục độc đáo của người Mĩ.

(Trần Hân, Phương pháp giáo dục con của người Mĩ, NXB Phụ nữ, 2017, tr.4)

Câu 50:

PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH

Lĩnh vực: Ngữ văn (50 câu – 60 phút)

Theo đoạn trích, ý nào sau đây không phải là đặc điểm của trẻ em người Mĩ được nói đến trong đoạn trích?

Xem đáp án

Câu 51:

Ý nào sau đây không được nói đến trong đoạn trích? 

Xem đáp án

Câu 52:

Đoạn trích trên được trình bày theo quy tắc nào? 

Xem đáp án

Câu 53:

Ý chính của đoạn trích trên là gì? 

Xem đáp án

Đoạn văn 2

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ty Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có.

Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales ?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý cho tôi đi.”

 Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác”. Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin.

Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.

Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin”. Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo,… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.

(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)

Câu 55:

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? 

Xem đáp án

Câu 56:

Theo tác giả, muốn thành công thì phải có gì? 

Xem đáp án

Câu 57:

Xác định nội dung chính mà văn bản đề cập.

Xem đáp án

Câu 58:

Tại sao tác giả cho rằng: Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình ? 

Xem đáp án

Câu 59:

Thông điệp được rút ra từ đoạn trích? 

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

Dạo này, dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là “tiếng lai”.

Phải nhận rằng, trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, nhất là của tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời, mà do chưa kịp có từ tương ứng trong tiếng Việt, nên buộc phải dùng thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói cũng như khi viết.

Song điều đáng nói là, đang có nhiều người cứ thích nói bằng tiếng Anh những từ hoàn toàn có thể diễn đạt được bằng tiếng Việt, và hãnh diện coi đó là thời thượng, là “sành điệu” [....]

Có ý kiến cho rằng hiện tượng này nên khuyến khích, vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Một ý kiến thoạt nghe tưởng chừng rất có lí. Thế nhưng người học ngoại ngữ phải chăng có quyền coi thường tiếng mẹ đẻ, phải chăng không cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói Việt Nam? Nói tiếng lai có thể tăng sức nhớ một số từ nước ngoài, nhưng chưa hẳn đã có lợi cho việc học ngoại ngữ. Vì muốn hiểu sâu ngoại ngữ thì phải biết được từ đồng nghĩa hoặc từ tương ứng trong tiếng Việt; dùng từ tiếng nước ngoài mà không chuyển được thành tiếng Việt thì chưa phải đã nắm chắc tiếng nước ngoài. Đâu phải ngẫu nhiên mà những người giỏi tiếng nước ngoài rất ít khi dùng tiếng lai; còn những người sính dùng tiếng lai thì hoặc là cho rằng tiếng Việt không đủ sức diễn tả, hoặc là không thật sự hiểu sâu tiếng nước ngoài nên không dùng được sang tiếng Việt.

(Theo Bài tập Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2008)

Câu 60:

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? 

Xem đáp án

Câu 61:

Theo đoạn trích, cần làm gì để có thể hiểu sâu ngoại ngữ? 

Xem đáp án

Câu 62:

Theo đoạn trích trên, nên sử dụng từ mượn nước ngoài khi nào? 

Xem đáp án

Câu 63:

Theo đoạn trích, tại sao nhiều người lại sính dùng tiếng lai? 

Xem đáp án

Câu 64:

Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Xem đáp án

Đoạn văn 4

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:

Giá tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối... cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính bỗng mụ đỏ mặt nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.

Vậy sao không lên bờ mà ở? Đẩu hỏi.

Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!

Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? Tôi hỏi.

Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu... Giá mà lão uống rượu... thì tôi còn đỡ khổ... Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão... đưa tôi lên bờ mà đánh...

... Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:

Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.

(Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)

Câu 65:

Theo đoạn trích trên, người đàn bà hàng chài van xin điều gì? 

Xem đáp án

Câu 66:

Theo đoạn trích trên, người đàn bà hàng chài là người như thế nào? 

Xem đáp án

Câu 67:

Theo đoạn trích, vì sao người đàn bà hàng chài thường xuyên bị chồng đánh đập?
 

Xem đáp án

Câu 68:

Theo đoạn trích, nguyên nhân nào khiến cho người đàn bà hàng chài nhất định xin chồng “đưa lên bờ mà đánh”? 

Xem đáp án

Câu 69:

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? 

Xem đáp án

Đoạn văn 5

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:

Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27-1- 1973 tại Pari giữa bốn ngoại trưởng, đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị và bắt đầu có hiệu lực.

Nội dung Hiệp định gồm những điều khoản cơ bản sau đây:

- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào lúc 24 giờ ngày 27-1-1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hoà bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn).

- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 187)

Câu 108:

Điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) là 

Xem đáp án

Câu 109:

Điều khoản nào trong Hiệp định Pari có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam? 

Xem đáp án

4.6

40 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%