Câu hỏi:
30/07/2024 94Để nghiên cứu ảnh hưởng của chặt phá rừng đến sự thất thoát lượng khoáng trong đất, người ta chọn hai lô trong một khu rừng với điều kiện ban đầu như nhau.
Lô A: Không có chặt phá rừng và không sử dụng thuốc diệt cỏ trong thời gian nghiên cứu.
Lô B: Trải qua ba giai đoạn, giai đoạn I (rừng chưa bị chặt phá), giai đoạn II (rừng bị chặt hoàn toàn và sử dụng thuốc diệt cỏ để ngăn chặn sự phát triển của thảm thực vật nhưng không tiêu diệt hết động vật), giai đoạn III (thuốc diệt cỏ không còn được sử dụng nên thảm thực vật bắt đầu phát triển tự nhiên).
Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng dưới đây:
Giai đoạn |
I |
II |
III |
||||||||
Năm thứ |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
|
Sinh khối thực vật (g/m2) |
Lô A |
780 |
782 |
780 |
779 |
778 |
780 |
782 |
781 |
780 |
779 |
Lô B |
779 |
781 |
780 |
0 |
0 |
0 |
50 |
120 |
250 |
400 |
|
Lượng khoáng thất thoát hằng năm (kg/ha) |
Lô A |
13 |
9 |
13 |
13 |
14 |
13 |
12 |
13 |
12 |
13 |
Lô B |
14 |
10 |
13 |
65 |
72 |
76 |
55 |
35 |
20 |
18 |
Có bao nhiêu phát biểu sau đây về nghiên cứu này là đúng?
I. Ở lô B, giai đoạn I có sinh khối thực vật lớn nhất và lượng khoáng thất thoát hằng năm là nhỏ nhất.
II. Ở lô B, giai đoạn II có lượng khoáng thất thoát hằng năm tăng làm lượng khoáng trong đất giảm dần.
III. Ở lô B, giai đoạn III xảy ra diễn thế nguyên sinh với sinh khối thực vật tăng dần.
IV. Nghiên cứu này cho thấy chặt phá rừng có thể làm giảm sự thất thoát lượng khoáng trong đất.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Quan sát kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng ta thấy:
- Ở lô A, sinh khối của thực vật và lượng khoáng chất thất thoát hằng năm ổn định quanh mức cân bằng.
- Ở lô B:
+ Giai đoạn I, rừng chưa bị chặt phá, sinh khối thực vật chưa có sự biến động mạnh và lượng khoáng chất thất thoát hằng năm chưa thay đổi nhiều so với lô A.
+ Giai đoạn II, rừng bị chặt hoàn toàn và thuốc diệt cỏ tác động lên sự phát triển của thảm thực vật, không có các sinh vật giữ lại khoáng chất nên lượng khoáng chất thất thoát hằng năm tăng mạnh (giảm khoáng chất trong đất), sinh khối thực vật giảm về mức 0.
- Giai đoạn III, thảm thực vật phát triển tự nhiên do ngừng thuốc diệt cỏ, sinh khối thực vật bắt đầu tăng dần kéo theo sự giữ lại khoáng chất trong đất nhiều hơn, lượng khoáng chất thất thoát hằng năm giảm dần về mức ổn định như ban đầu.
Xét sự đúng – sai của các phát biểu:
I. Đúng. Ở lô B, giai đoạn I có sinh khối thực vật lớn nhất và lượng khoáng thất thoát hằng năm là nhỏ nhất.
II. Đúng. Ở lô B, giai đoạn II có lượng khoáng thất thoát hằng năm tăng làm lượng khoáng trong đất giảm dần.
III. Sai. Diễn thế xảy ra phải là diễn thế thứ sinh do đây là diễn thế xảy ra ở nơi đã từng có quần xã sinh vật sinh sống trước đó.
IV. Sai. Chặt phá rừng làm tăng sự thất thoát lượng khoáng trong đất do không còn sinh vật giữ khoáng chất chủ yếu là thực vật.
Chọn C.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Động năng và thế năng của một vật dao động điều hòa phụ thuộc vào li độ theo đồ thị như hình vẽ, biên độ dao động của vật là
Câu 4:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
(Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh)
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”?
Câu 5:
Dưới đây là sơ đồ pin điện hoá dung dịch \({\rm{N}}{{\rm{i}}^{2 + }}\) và \({\rm{A}}{{\rm{l}}^{3 + }}.\)
Trong các phát biểu sau:
(a) Các electron sẽ di chuyển qua cầu muối.
(b) Các ion sẽ đi qua dây dẫn.
(c) Phản ứng không tự phát
(d) Điện cực Ni đóng vai trò là cathode.
(e) Điện cực Al đóng vai trò là cực âm.
(f) Theo thời gian, nồng độ \({\rm{N}}{{\rm{i}}^{2 + }}\) tăng.
Số phát biểu đúng là
Câu 6:
Câu 7:
Một loại thuốc được dùng cho một bệnh nhân và nồng độ thuốc trong máu của bệnh nhân được giám sát bởi bác sĩ. Biết rằng nồng độ thuốc trong máu của bệnh nhân sau khi tiêm vào cơ thể trong \(t\) giờ được tính theo công thức \(c\left( t \right) = \frac{t}{{{t^2} + 1}}\,\,(mg/L)\). Sau khi tiêm thuốc bao lâu thì nồng độ thuốc trong máu của bệnh nhân cao nhất?
về câu hỏi!