Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 30)

36 người thi tuần này 4.6 365 lượt thi 150 câu hỏi 150 phút

🔥 Đề thi HOT:

482 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)

1.4 K lượt thi 235 câu hỏi
285 người thi tuần này

Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)

7.4 K lượt thi 150 câu hỏi
155 người thi tuần này

Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hà Nội có đáp án (Đề 1)

21.5 K lượt thi 150 câu hỏi
151 người thi tuần này

ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai

9.6 K lượt thi 50 câu hỏi
61 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)

371 lượt thi 235 câu hỏi
59 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)

364 lượt thi 236 câu hỏi
58 người thi tuần này

ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Nghĩa của từ

3.8 K lượt thi 36 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

PHẦN 1: TƯ DUY ĐỊNH LƯỢNG

Lĩnh vực: Toán học (50 câu – 75 phút)

Biểu đồ dưới đây là phổ điểm của tổ hợp môn: Toán, Lí, Hóa trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Biểu đồ dưới đây là phổ điểm của tổ hợp môn: Toán, Lí, Hóa trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. (ảnh 1)

Khoảng điểm nào dưới đây có số lượng học sinh đông nhất?

Xem đáp án

Câu 3:

Phương trình \({3^{2x + 3}} = {3^{4x - 5}}\) có nghiệm là 

Xem đáp án

Câu 7:

Trong không gian \[Oxyz,\] điểm B đối xứng với điểm \[A\left( {2\,;\,\,1\,;\,\, - 3} \right)\] qua mặt phẳng \(\left( {Oyz} \right)\) có tọa độ là

Xem đáp án

Câu 8:

Tập nghiệm của bất phương trình \(\frac{{5x + 1}}{2} + \sqrt {3 - x} \ge \frac{x}{2} + \sqrt {3 - x} \)

Xem đáp án

Câu 11:

Họ tất cả các nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \frac{{2x + 1}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}\) trên khoảng \(\left( { - 1\,;\,\, + \infty } \right)\)

Xem đáp án

Câu 13:

Bạn Minh ngồi trên máy bay đi du lịch thế giới và vận tốc chuyển động cùa máy bay là \(v(t) = 3{t^2} + 5\;{\rm{m}}/{\rm{s}}\). Gia tốc của máy bay ở giây thứ 10 là

Xem đáp án

Câu 15:

Tập nghiệm \[S\] của bất phương trình \({\log _{\frac{1}{2}}}(x + 1) < {\log _{\frac{1}{2}}}(2x - 1)\)

Xem đáp án

Câu 17:

Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = \frac{{m{x^3}}}{3} + 7m{x^2} + 14x - m + 2\). Tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để hàm số đã cho giảm trên nửa khoảng \(\left[ {1\,;\,\, + \infty } \right)\)

Xem đáp án

Câu 20:

Trong mặt phẳng tọa độ \[Oxy,\] điểm \[N\] trên cạnh \[BC\] của tam giác \[ABC\]\(A\left( {1\,;\,\, - 2} \right),\) \[B\left( {2\,;\,\,3} \right),\,\,C\left( { - 1\,;\,\, - 2} \right)\] sao cho \({S_{ABN}} = 3{S_{ANC}}\). Tọa độ \[N\] là

Xem đáp án

Câu 28:

Trong không gian \[Oxyz,\] cho mặt phẳng \(\left( P \right):x + y + z - 3 = 0\) và đường thẳng \(d:\frac{x}{1} = \frac{{y + 1}}{2} = \frac{{z - 2}}{{ - 1}}.\) Hình chiếu vuông góc của \[d\] trên \(\left( P \right)\) có phương trình là

Xem đáp án

Câu 51:

Xác định một từ/ cụm từ SAI về mặt ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.

Trong lịch sử, nhân dân ta đã đánh đuổi mọi chế độ xâm lược đất nước ta như Mông Cổ, Nhật, Pháp, Mĩ...

Xem đáp án

Câu 52:

Xác định một từ/ cụm từ SAI về mặt ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.

Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng.

Xem đáp án

Câu 53:

Xác định một từ/ cụm từ SAI về mặt ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.

Ở dưới gần cụm lá sả, hai ba chú mái tơ thi nhau dụi đất, thỉnh thoảng lại rũ cánh phành phạch.

Xem đáp án

Câu 54:

Xác định một từ/ cụm từ SAI về mặt ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.

Mĩ phẩmngành hàng kinh doanh béo bổ.

Xem đáp án

Câu 56:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

Xem đáp án

Câu 57:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. 

Xem đáp án

Câu 58:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. 

Xem đáp án

Câu 59:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. 

Xem đáp án

Câu 60:

Tác phẩm nào KHÔNG cùng thể loại với tác phẩm còn lại. 

Xem đáp án

Câu 61:

Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:            

___________ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội.

Xem đáp án

Câu 62:

Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Mầm mống đại họa bắt nguồn từ việc ________ những tội lỗi, sai trái và tiêu cực.

Xem đáp án

Câu 65:

Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Bầu trời đêm ________ ánh sao.

Xem đáp án

Câu 72:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn ra đền Ngọc Sơn mà hãi. Cây si cổ thụ đổ nghiêng, tán cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật đất chổng ngược lên trời. Lập tức cô nghĩ ngay đến sự khác thường, sự dời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời. Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son, Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”. Cô muốn mở rộng sự tính toán vốn dĩ rất khôn ngoan của mình lên thêm một tầng nữa chăng... Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng.

(Một người Hà Nội – Nguyễn Khải)

Trong đoạn trích trên, tác giả đã ví nhân vật “cô” với hình ảnh nào? 

Xem đáp án

Câu 80:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

                                           Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa

                                           Chúng nó chẳng còn mong được nữa

                                           Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng

                                           Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn

                                           Đã bước dưới mặt trời cách mạng.

                                           Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng

                                           Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu

                                           Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu

                                           Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!

                                           Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,

                                           Rắn như thép, vững như đồng.

                                           Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp

                                           Cao như núi, dài như sông

                                           Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!

(Trích “Ta đi tới”, Tố Hữu)

Nêu ý nghĩa nội dung của đoạn thơ trên. 

Xem đáp án

Câu 81:

PHẦN 3: KHOA HỌC

Lĩnh vực: Khoa học tự nhiên và xã hội (50 câu – 60 phút)

Chiến lược toàn cầu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai có mục tiêu nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 83:

Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triến mạnh trong giai đoạn 1952-1973 ? 

Xem đáp án

Câu 84:

Năm 1949, quốc gia nào sau đây chế tạo thành công bom nguyên tử?

Xem đáp án

Câu 85:

Một nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX là gì? 

Xem đáp án

Câu 86:

Điểm tương đồng trong quá trình ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và liên minh khu vực ở Tây Âu (EU) là gi? 

Xem đáp án

Câu 87:

Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng những điểm tích cực trong Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930)? 

Xem đáp án

Câu 88:

Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (8-1945) đã quyết định thành lập 

Xem đáp án

Câu 89:

Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á?

Xem đáp án

Câu 90:

Ranh giới tự nhiên giữa hai phần Nga Âu và Nga Á là

Xem đáp án

Câu 91:

Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng chủ yếu do 

Xem đáp án

Câu 92:

Phát biểu nào sau đây không đúng với tài nguyên rừng của nước ta ? 

Xem đáp án

Câu 94:

Cho biểu đồ:

CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN (Nguồn: gso.gov.vn) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 2000 2020 ?  (ảnh 1)

CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN

PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN

(Nguồn: gso.gov.vn)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 2000 2020 ?

Xem đáp án

Câu 95:

Thuận lợi chủ yếu cho việc khai thác hải sản ở nước ta là 

Xem đáp án

Câu 96:

Yếu tố nào sau đây không gây trở ngại đối với việc xây dựng các tuyến đường bộ bắc-nam ở nước ta? 

Xem đáp án

Câu 98:

Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào các điều kiện thuận lợi nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 100:

Hình nào sau đây biểu diễn không đúng vectơ lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều \(\vec B\) ?

Hình nào sau đây biểu diễn không đúng vectơ lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều \(\vec B\) ? (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 102:

Công thức liên hệ giữa bước sóng \(\lambda \), tốc độ truyền sóng v và tần số góc \(\omega \) của một sóng cơ hình sin là 

Xem đáp án

Câu 107:

Đồ thị vận tốc của một vật dao động điều hòa có dạng như hình vē. Phương trình li độ dao động của vật nặng là

Đồ thị vận tốc của một vật dao động điều hòa có dạng như hình vē. Phương trình li độ dao động của vật nặng là (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 116:

Thêm từ từ từng giọt sulfuric acid vào dung dịch barium hydroxide đến dư. Độ dẫn điện của dung dịch thay đổi như thế nào? 

Xem đáp án

Câu 119:

Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở không thực hiện chức năng vận chuyển

Xem đáp án

Câu 120:

Ứng động khác nhau cơ bản với hướng động ở đặc điểm là 

Xem đáp án

Câu 121:

Để tìm hiểu quá trình hô hấp ở thực vật, 1 nhóm học sinh đã bố trí thí nghiệm như hình bên. Nước vôi được sử dụng trong thí nghiệm này nhằm mục đích nào sau đây?

Để tìm hiểu quá trình hô hấp ở thực vật, 1 nhóm học sinh đã bố trí thí nghiệm như hình bên. Nước vôi được sử dụng trong thí nghiệm này nhằm mục đích (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 122:

Đột biến NST có các dạng cơ bản là 

Xem đáp án

Câu 123:

Các con cừu mang gen sản sinh prôtêin của người trong sữa của chúng là thành tựu của

Xem đáp án

Câu 125:

Thành phần axit amin trong chuỗi hemôglôbin của người và tinh tinh giống nhau chứng tỏ người và tinh tinh có quan hệ họ hàng gần gũi. Đây là ví dụ về 

Xem đáp án

Câu 127:

Một nhóm nghiên cứu thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng mô hình nhân đôi ADN ở vùng nhân của tế bào nhân sơ. Họ đã nuôi một số vi khuẩn E.coli trong môi trường chỉ có nitơ đồng vị nặng (15N). Sau đó, họ chuyển vi khuẩn sang nuôi tiếp năm thế hệ ở môi trường chỉ có nitơ đồng vị nhẹ (14N). Biết số lần nhân lên của vi khuẩn E.coli trong các ống nghiệm là như nhau. Tách ADN sau mỗi thế hệ và thu được kết quả như hình dưới đây. Cho biết X là vị trí của ADN chứa cả hai mạch 15N; Y là vị trí của ADN chứa cả mạch 14N và mạch 15N; Z là vị trí của ADN chứa cả hai mạch 14N.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?  	I. Thí nghiệm trên đã kiểm chứng quá trình nhân đôi ADN theo nguyên tắc bán bảo toàn.   (ảnh 1)

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

     I. Thí nghiệm trên đã kiểm chứng quá trình nhân đôi ADN theo nguyên tắc bán bảo toàn.

     II. Nếu một vi khuẩn E. coli được nuôi với các điều kiện thí nghiệm như trên thì luôn có hai mạch ADN chứa 15N ở mỗi thế hệ.

     III. Ở thế hệ thứ 4, tỉ lệ ADN ở vị trí Y không thay đổi so với thế hệ thứ 3.

     IV. Ở thế hệ thứ 5, tỉ lệ ADN ở vị trí Y so với ADN ở vị trí Z là 1/15.

Xem đáp án

Đoạn văn 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

                                               (1) Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

                                               (2) Quân xanh màu lá dữ oai hùm

                                               (3) Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

                                               (4) Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

                                               (5) Rải rác biên cương mồ viễn xứ

                                               (6) Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

                                               (7) Áo bào thay chiếu anh về đất

                                               (8) Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

(Tây Tiến – Quang Dũng)

Câu 129:

PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH

Lĩnh vực: Ngữ văn (50 câu – 60 phút)

Âm hưởng chủ đạo của toàn bộ đoạn trích là gì? 

Xem đáp án

Câu 130:

Vẻ đẹp nào của những chiến sĩ Tây Tiến đã được tác giả khắc họa trong đoạn trích? 

Xem đáp án

Câu 132:

Câu thơ thứ (2) trong đoạn trích được hiểu như thế nào? 

Xem đáp án

Câu 133:

Câu thơ thứ (5) trong đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật gì? 

Xem đáp án

Đoạn văn 2

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

(1) Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. [...] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình... [...]

(2) Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?

(3) Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?

(4) Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?

(Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức – Nguyễn An Ninh)

Câu 134:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? 

Xem đáp án

Câu 135:

Thao tác lập luận chính trong đoạn văn thứ (2) của đoạn trích là gì? 

Xem đáp án

Câu 136:

Chủ đề nổi bật bao trùm toàn bộ đoạn trích là gì? 

Xem đáp án

Câu 138:

Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn thứ (1) của đoạn trích là gì? 

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

Pháp luật là cái để ngăn cấm việc riêng tư sai lầm vượt ra ngoài pháp luật. Hình phạt nghiêm là để cho lệnh được thi hành và trừng trị cấp dưới. Cái uy không thể cho mượn. Cái quyền không thể dùng chung với người khác. Nếu uy quyền chung với người khác thì bọn gian tà nhan nhản. Pháp luật không chắc chắn thì nhà vua bị nguy, hình phạt không quyết đoán thì không thắng được kẻ gian.

Cho nên có câu: “Người thợ khéo tuy dùng ý và mắt cũng đúng dây mực, nhưng trước đó phải lấy cái quy cái củ để đo [...]”. Nhờ dây dọi thẳng mà cây cong bị đẽo. Nhờ cái mực nước bằng mà chỗ cao, chỗ nghiêng bị gọt. Nhờ treo cái cân lên mà bớt được cái nặng, thêm được vào cái nhẹ. Nhờ xác lập cái đấu, cái thạch mà bớt được cái nhiều, thêm được cái ít. Cho nên lấy pháp luật trị nước chỉ cốt theo pháp luật mà làm hay ngăn cấm mà thôi.

Pháp luật không hùa theo người sang. Sợi dây dọi không uốn mình theo cây gỗ cong. Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu. Cho nên điều sửa chữa được sự sai lầm của người trên, trị được cái gian của kẻ dưới, trừ được loạn, sửa được điều sai, thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật.

(Hàn Phi Tử, tập I, bản dịch của Phan Ngọc,

NXB Văn học, Hà Nội, 1990)

Câu 139:

Cụm “cái đấu, cái thạch” được tác giả sử dụng dùng để đo cái gì? 

Xem đáp án

Câu 140:

Lệnh được thi hành nếu có yếu tố nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 142:

Theo cách lí giải của tác giả trong đoạn văn, từ “quy củ” thuộc loại từ nào? 

Xem đáp án

Câu 143:

Từ “nhan nhản” (in đậm, gạch chân) trái nghĩa với từ nào sau đây? 

Xem đáp án

Đoạn văn 4

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

Những người dân “tứ xứ nhập đô” đã và đang mang đến cho đất Thăng Long xưa một diện mạo khá phức tạp. Bên cạnh lề thói, nền nếp cũ của dân Kinh kì - Kẻ chợ xưa với những nét thâm trầm, tinh tế, thanh lịch, chuộng hình thức. Hà Nội nay còn mang nét sôi nổi, mạnh mẽ, trẻ trung, nhưng vất vả, bề bộn của những người dân tứ xứ xa quê, dân lang thang, dân thực dụng... mới nhập cư Hà Nội, đang cố gắng hết sức và bằng mọi cách xác lập một chỗ đứng của mình ở Thủ đô. Hiện nay, khi Hà Nội vừa được mở rộng như phương án dự kiến thì cơ cấu dân số Hà Nội còn đa dạng và phức tạp hơn nữa. Chẳng hạn, dân số sản xuất nông nghiệp tăng cao, tỉ lệ người mù chữ và không đi học ở Hà Nội cũng tăng cao, cơ sở vật chất ở một số vùng xa xôi của Hà Nội còn thấp kém... mà người thủ đô cần giải quyết để Hà Nội thực sự trở thành thủ đô hiện đại và có văn hóa cao như chúng ta mong ước.

(Nguyễn Thị Bích Hà, Hà Nội con người lịch sử văn hóa,

NXB Đại học Sư phạm, 2013, trang 147 - 148)

Câu 144:

Ý chính của đoạn trích là gì?

Xem đáp án

Câu 145:

Diện mạo của Hà Nội đã thay đổi theo chiều hướng như thế nào khi những người dân di cư về Thủ đô? 

Xem đáp án

Câu 146:

Xuất phát từ biểu hiện nào mà tác giả có thể đi đến kết luận “cơ cấu dân số Hà Nội còn đa dạng và phức tạp hơn nữa” khi Hà Nội vừa được mở rộng?

Xem đáp án

Câu 147:

Cụm từ “tứ xứ nhập đô” (in đậm, gạch chân) trong đoạn trích được hiểu là 

Xem đáp án

Đoạn văn 5

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:

Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1985), cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế-xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó là do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.

Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.

Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học-kĩ thuật trở thành xu thế thế giới ; cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 208).

Câu 149:

Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới (tháng 12-1986) trong tình hình quốc tế đang có chuyển biến nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 150:

Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ của Liên Xô và đổi mới đất nước ở Việt Nam là gì? 

Xem đáp án

4.6

73 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%