Bài toán thiết diện của hình chóp

  • 570 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

Cho hình chóp S.ABCD  có đáy ABCD  là hình thang đáy lớn AB . Gọi M  là một điểm trên cạnh CD;(α) là mặt phẳng qua M  và song song với SA  và BC. Thiết diện của mp(α) với hình chóp là:

Xem đáp án

Cho hình chóp S.ABCD  có đáy ABCD  là hình thang đáy lớn AB . Gọi M  là một điểm trên cạnh CD; (ảnh 1)

Ta có:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{M \in (\alpha ) \cap (ABCD)}\\{BC\parallel (\alpha )}\\{BC \subset (ABCD)}\end{array}} \right. \Rightarrow (\alpha ) \cap (ABCD) = MN\parallel BC(N \in AB)\,\,(1)\)

Tương tự

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{N \in (\alpha ) \cap (SAB)}\\{SA\parallel (\alpha )}\\{SA \subset (SAB)}\end{array}} \right. \Rightarrow (\alpha ) \cap (SAB) = NP\parallel SA(P \in SB)\)

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{P \in (\alpha ) \cap (SBC)}\\{BC\parallel (\alpha )}\\{BC \subset (SBC)}\end{array}} \right. \Rightarrow (\alpha ) \cap (SBC) = PQ\parallel BC(Q \in SC)\,\,(2).\)

Từ (1) và (2) suy ra MN//PQ .

Vậy thiết diện là hình thang MNPQ.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 2:

Cho hình chóp S.ABCD  có đáy ABCD  là hình bình hành. Gọi d  là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD)  và (SBC) . Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Vì \[S \in \left( {SAD} \right)\] và\[S \in \left( {SBC} \right)\] nên\[S \in d\]

Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{AD \subset (SAD)}\\{BC \subset (SBC)}\\{AD//BC}\\{d = (SAD) \cap (SBC)}\end{array}} \right. \Rightarrow d//AD//BC\)

Đáp án cần chọn là: A


Câu 3:

Cho tứ diện ABCD  có AB=CD . Mặt phẳng (α) qua trung điểm của AC  và song song với AB,CD  cắt ABCD  theo thiết diện là:

Xem đáp án

Cho tứ diện ABCD  có AB=CD . Mặt phẳng  (ảnh 1)

Gọi M  là trung điểm của AC .

Trong (ABC)  qua M  kẻ \[MN//AB\left( {N \in BC} \right)\] Trong (ACD)  và (BCD)  kẻ MQ//CD  và \[NP//CD\left( {Q \in AD,P \in BD} \right)\]

Ta có:\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{M \in (\alpha ) \cap (ABC)}\\{AB \subset (ABC)}\\{AB//(\alpha )}\\{MN//AB}\end{array}} \right. \Rightarrow (\alpha ) \cap (ABC) = MN\)

Chứng minh tương tự ta có:\[\left( \alpha \right) \cap \left( {BCD} \right) = NP//CD\]

\[\begin{array}{*{20}{l}}{\left( \alpha \right) \cap \left( {ABD} \right) = PQ//AB}\\{\left( \alpha \right) \cap \left( {ACD} \right) = QM//CD.}\end{array}\]

Vậy thiết diện của hình chóp cắt bởi mp(α) là tứ giác MNPQ .

Ta có: \[MN//PQ//AB,MQ//NP//CD\] nên MNPQ  là hình bình hành.

Ta có: MN  là đường trung bình của tam giác ABC  và MQ  là đường trung bình của tam giác ACD  nên\[MN = \frac{1}{2}AB,MQ = \frac{1}{2}CD.\]

Mà AB=CD  nên MN=MQ . Vậy MNPQ là hình thoi.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 4:

Cho hình lập phương ABCD.A′B′C′D′,AC và BD cắt nhau tại O,A′C′ và B′D′ cắt nhau tại O′ . Các điểm M,N,P  theo thứ tự là trung điểm của AB,BC,O′B′. Khi đó thiết diện do mặt phẳng (MNP)  cắt hình lập phương sẽ là đa giác có số cạnh là bao nhiêu?

Xem đáp án

Ta có: MN  là đường trung bình của tam giác ABC  nên\[MN//AC//A'C'\]

(MNP)  và (A′B′C′D′)  có điểm P  chung và MN//A′C′ . 

Qua P  kẻ \[EF//A'C';E \in A'B',F \in B'C'.\]

Vậy thiết diện của hình lập phương cắt bởi mp(MNP)  là MNFE.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 5:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang có cạnh đáy AB  và CD. Gọi I,J  lần lượt là trung điểm của các cạnh AD  và BC  và G là trọng tâm tam giác SAB. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (IJG)

Xem đáp án

Ta có: ABCD  là hình thang và I,J là trung điểm của AD  và BC  nên IJ  là đường trung bình của hình thang ABCD.

\[ \Rightarrow IJ//AB//CD\]

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{G \in (SAB) \cap (IJG)}\\{AB \subset (SAB)}\\{IJ \subset (IJG)}\\{AB//IJ}\end{array}} \right.\) Trong (SAB)  qua G  kẻ\[MN//AB\left( {M \in SA;N \in SB} \right)\]

\[ \Rightarrow \left( {SAB} \right) \cap \left( {{\rm{IJ}}G} \right) = MN\] và \[MN//IJ//AB//CD\]

Đáp án cần chọn là: D


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận