Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 20)

15 người thi tuần này 4.6 288 lượt thi 150 câu hỏi 150 phút

🔥 Đề thi HOT:

482 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)

1.4 K lượt thi 235 câu hỏi
285 người thi tuần này

Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)

7.4 K lượt thi 150 câu hỏi
155 người thi tuần này

Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hà Nội có đáp án (Đề 1)

21.5 K lượt thi 150 câu hỏi
151 người thi tuần này

ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai

9.6 K lượt thi 50 câu hỏi
61 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)

371 lượt thi 235 câu hỏi
59 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)

364 lượt thi 236 câu hỏi
58 người thi tuần này

ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Nghĩa của từ

3.8 K lượt thi 36 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 2:

Một vật chuyển động theo quy luật \(s = \frac{1}{3}{t^3} - {t^2} + 9t,\) với \(t\) là khoảng thời gian tính từ lúc vật bắt đầu chuyển động và \[s\] là quãng đường vật đi được trong thời gian đó. Hỏi trong khoảng thời gian 10 giây, kể từ lúc bắt đầu chuyển động, vận tốc lớn nhất của vật đạt được bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Câu 3:

Cho \[a\] là số thực dương khác 1. Giá trị của \({\log _{\sqrt {\rm{a}} }}\) a bằng

Xem đáp án

Câu 4:

Cho hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{mx + \left( {m + 2} \right)y = 5}\\{x + my = 2m + 3}\end{array}} \right.\). Giá trị của tham số \(m\) để hệ phương trình có nghiệm âm là

Xem đáp án

Câu 5:

Cho hai số phức \({z_1} = 1 + i\) và \({z_2} = 2 + i\). Trên mặt phẳng \[Oxy,\] điểm biểu diễn số phức \({{\rm{z}}_1} + 2{{\rm{z}}_2}\) có tọa độ là

Xem đáp án

Câu 6:

Trong không gian với hệ tọa độ \[Oxyz,\] cho mặt phẳng \(\left( {\rm{P}} \right):2x - 2y + z + 2021 = 0,\) vectơ nào trong các vectơ được cho dưới đây là một vectơ pháp tuyến của \(\left( {\rm{P}} \right)?\)

Xem đáp án

Câu 8:

Bất phương trình \(\frac{{3x + 5}}{2} - 1 \le \frac{{x + 2}}{3} + x\) có bao nhiêu nghiệm nguyên lớn hơn \( - 10\)?

Xem đáp án

Câu 9:

Phương trình \(\sin 2x + 3\cos x = 0\) có bao nhiêu nghiệm trong khoảng \(\left( {0\,;\,\,\pi } \right)\)?

Xem đáp án

Câu 11:

Cho \(F\left( x \right)\) là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \frac{1}{{2x + 1}}\), biết \(F\left( 0 \right) = 1\). Tính \(F\left( { - 2} \right)\).

Xem đáp án

Câu 14:

Một người nhận hợp đồng dài hạn làm việc cho một công ty với lương tháng đầu là 8 triệu, cứ sau 6 tháng thì tăng lương \(10\% \). Nếu tính theo hợp đồng thì sau đúng 5 năm, người đó nhận tổng số tiền của công ty là

Xem đáp án

Câu 15:

Tập nghiệm của bất phương trình \({\left( {\frac{\pi }{4}} \right)^{2x + 3}} \le {\left( {\frac{\pi }{4}} \right)^{2{x^2} + 3x}}\) là

Xem đáp án

Câu 16:

Cho hình phẳng \({\rm{D}}\) giới hạn bởi đường cong \({\rm{y}} = \sqrt {2 + \sin x} ,\) trục hoành và các đường thẳng \(x = 0,\,\,x = \pi \). Khối tròn xoay tạo thành khi quay \({\rm{D}}\) quay quanh trục hoành có thể tích \(V\) bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Câu 18:

Cho số phức \(z\) thỏa mãn iz \( = 1 + 3i\). Môđun của \(z\) bằng

Xem đáp án

Câu 19:

Xét các số phức z thỏa mãn \(\left( {\bar z + 2{\rm{i}}} \right)\left( {{\rm{z}} - 2} \right)\) là số thuần ảo. Trên mặt phẳng tọa độ, tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các số phức z là một đường tròn có tâm là điểm nào dưới đây?

Xem đáp án

Câu 20:

Trong hệ tọa độ \({\rm{Oxy}}\), cho hai điểm \({\rm{A}}\left( {2\,;\,\, - 3} \right),\,\,{\rm{B}}\left( {3\,;\,\,4} \right)\). Tọa độ điểm \(M\) trên trục hoành sao cho \[A,\,\,B,\,\,M\] thẳng hàng là

Xem đáp án

Câu 21:

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ \({\rm{Oxy}}\), cho tam giác \({\rm{ABC}}\) có \[{\rm{A}}\left( {1\,;\,\,4} \right),\,\,{\rm{B}}\left( {3\,;\,\,2} \right),\] \[{\rm{C}}\left( {7\,;\,\,3} \right).\] Phương trình đường trung tuyến \({\rm{AM}}\) của tam giác \({\rm{ABC}}\) là

Xem đáp án

Câu 22:

Trong không gian \({\rm{Oxyz}}\), cho hai điểm \({\rm{A}}\left( { - 1\,;\,\,2\,;\,\,2} \right)\) và \({\rm{B}}\left( {3\,;\,\,0\,;\,\, - 1} \right)\). Gọi \[\left( P \right)\] là mặt phẳng chứa điểm \({\rm{B}}\) và vuông góc với đường thẳng \({\rm{AB}}\). Mặt phẳng \[\left( P \right)\] có phương trình là

Xem đáp án

Câu 23:

Tam giác \({\rm{ABC}}\) vuông cân đỉnh \({\rm{A}}\) có cạnh huyền là 2. Quay tam giác \({\rm{ABC}}\) quanh trục \[BC\] thì được khối tròn xoay có thể tích là

Xem đáp án

Câu 24:

Media VietJack

Một đồ chơi bằng gỗ có dạng có dạng một khối nón và một nửa khối cầu ghép với nhau như hình bên. Đường sinh khối nón bằng \(5\,\;{\rm{cm}}\,{\rm{,}}\) đường cao khối nón là \(4\,\;{\rm{cm}}{\rm{.}}\) Thể tích của đồ chơi bằng

Xem đáp án

Câu 25:

Cho hình lăng trụ tam giác đều \(ABC.A'B'C'\) có \(AB = 2a,\,\,AA' = a\sqrt 3 \). Thể tích của khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) theo \({\rm{a}}\) là

Xem đáp án

Câu 28:

Trong không gian với hệ tọa độ \[Oxyz,\] cho hai điểm \[{\rm{A}}\left( {1\,;\,\,2\,;\,\, - 3} \right),\,\,{\rm{B}}\left( { - 2\,;\,\,3\,;\,\,1} \right)\] đường thẳng đi qua \[{\rm{A}}\left( {1\,;\,\,2\,;\,\, - 3} \right)\] và song song với \({\rm{OB}}\) có phương trình là

Xem đáp án

Câu 31:

Media VietJack

Cho hàm số đa thức \({\rm{f}}({\rm{x}})\) có đạo hàm trên \(\mathbb{R}\). Biết \({\rm{f}}(0) = 0\) và đồ thị hàm số \(y = f'({\rm{x}})\) như hình bên. Hàm số \({\rm{g}}({\rm{x}}) = \left| {4{\rm{f}}({\rm{x}}) + {{\rm{x}}^2}} \right|\) đồng biến trên khoảng nào dưới đây? 

Xem đáp án

Câu 34:

Gọi A là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 8 chữ số đôi một khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số từ tập A. Xác suất để số tự nhiên được chọn chia hết cho 25 bằng

Xem đáp án

Câu 56:

Tác giả nào sau đây KHÔNG thuộc giai đoạn văn học 1945 - 1954? 

Xem đáp án

Câu 57:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. 

Xem đáp án

Câu 58:

Tác phẩm nào sau đây KHÔNG có phần đề từ? 

Xem đáp án

Câu 59:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. 

Xem đáp án

Câu 60:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. 

Xem đáp án

Câu 62:

Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Đối với Tố Hữu, một nhà thơ cách mạng, ý nghĩa của hoạt động thơ ca là hướng đến thực hiện những _________

Xem đáp án

Câu 63:

Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại vừa bắt nguồn từ _________ của người Việt Nam vừa tiếp thu _________ tích cực vốn có của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.

Xem đáp án

Câu 66:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành những chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân dân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

Thao tác lập luận chính trong đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 69:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mị chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.

(Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)

Hình ảnh “giọt nước mắt” trong đoạn trích trên có tác dụng gì?

Xem đáp án

Câu 72:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

                                               Mẹ ở đâu chiều nay

                                               Nhặt lá về đun bếp

                                               Phải mẹ thổi cơm nếp

                                               Mà thơm suốt đường con.

 

                                               Ôi mùi vị quê hương

                                               Con quên làm sao được

                                               Mẹ già và đất nước

                                               Chia đều nỗi nhớ thương.

     (Trích Gặp lá cơm nếp, Thanh Thảo)

Đoạn thơ thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với mẹ già và đất nước?

Xem đáp án

Câu 80:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lí sẽ đổ là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mị cũng không thấy sợ…Trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi đi…” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.

(Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)

Tại sao câu văn “Mị đứng lặng trong bóng tối.” được tách thành một dòng riêng? 

Xem đáp án

Câu 81:

PHẦN 3: KHOA HỌC

Lĩnh vực: Khoa học tự nhiên và xã hội (50 câu – 60 phút)

Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là: 

Xem đáp án

Câu 82:

Với tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929), nền kinh tế Việt Nam

Xem đáp án

Câu 83:

Đâu không phải là biến đổi của các nước Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai? 

Xem đáp án

Câu 84:

Sự kiện nào sau đây có tác động tích cực đến cách mạng Việt Nam (1917-1939)? 

Xem đáp án

Câu 85:

Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ-Latinh trong nửa sau thế kỉ XX đã 

Xem đáp án

Câu 86:

Kế hoạch Nava là sản phẩm của 

Xem đáp án

Câu 87:

Đặc điểm nổi bật trong con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc lựa chọn cho dân tộc Việt Nam (1920) là gì? 

Xem đáp án

Câu 88:

Đại bộ phận lãnh thổ của Liên bang Nga nằm trong vành đai khí hậu 

Xem đáp án

Câu 90:

Phát biểu nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của nước ta? 

Xem đáp án

Câu 91:

Khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ vì 

Xem đáp án

Câu 93:

Cho biểu đồ về tình hình sinh và tử của nước ta giai đoạn 1999-2019

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, Nhà xuất bản thống kê 2019) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?   (ảnh 1)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, Nhà xuất bản thống kê 2019)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 94:

Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các khu công nghiệp của nước ta hiện nay là 

Xem đáp án

Câu 95:

Ngành chăn nuôi lợn ở nước ta tập trung ở những vùng 

Xem đáp án

Câu 96:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc phải hình thành cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ là 

Xem đáp án

Câu 97:

Hiện tượng ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do 

Xem đáp án

Câu 98:

Độ lớn của lực Lo-ren-xơ phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 99:

Một vùng không gian ABCD có từ trường đều với vecto cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) vuông góc với mặt phẳng giấy, chiều hướng ra ngoài như hình vẽ. Một khung dây kim loại EFGH di chuyển từ ngoài vào trong vùng không gian có từ trường. Tại thời điểm khung dây đi vào từ trường một phần (phần còn lại vẫn nằm ngoài từ trường) thì

Một vùng không gian ABCD có từ trường đều với vecto cảm ứng từ   vuông góc với mặt phẳng giấy, chiều hướng ra ngoài như hình vẽ.  (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 100:

Để chữa tật cận thị, người bị cận thị phải đeo

Xem đáp án

Câu 101:

Vật nặng của con lắc lò xo thực hiện dao động điều hoà có li độ x và biên độ A. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của động năng K của con lắc theo x có dạng

Vật nặng của con lắc lò xo thực hiện dao động điều hoà có li độ   và biên độ A. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của động năng K của con lắc theo   có dạng (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 105:

Trong các nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim,… có lắp máy sấy tay cảm ứng trong nhà vệ sinh. Khi người sử dụng đưa tay vào vùng cảm ứng, thiết bị sẽ tự động sấy để làm khô tay và ngắt khi người sử dụng đưa tay ra. Máy sấy tay này hoạt động dựa trên hiện tượng

Trong các nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim,… có lắp máy sấy tay cảm ứng trong nhà vệ sinh. Khi người sử dụng đưa tay vào vùng cảm ứng, thiết bị sẽ tự động sấy để làm khô tay và ngắt khi người sử dụng đưa tay ra. Máy sấy tay này hoạt động dựa trên hiện tượng (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 109:

Khoáng vật chính của P là:

Xem đáp án

Câu 116:

Nội dung nào thể hiện trong các câu sau đây là sai

Xem đáp án

Câu 119:

Những tập tính nào là những tập tính bẩm sinh? 

Xem đáp án

Câu 121:

Nguyên nhân dẫn đến đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác nhưng trình tự axit amin không bị thay đổi do 

Xem đáp án

Câu 122:

Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Câu 123:

Giới hạn năng suất của “giống” được quy định bởi 

Xem đáp án

Câu 124:

Ở người, bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây ra? 

Xem đáp án

Câu 126:

Hình dưới đây biểu thị sự biến động về nhiệt độ giả định cao nhất và thấp nhất theo tháng ở một vùng. Thời gian sinh trưởng từ khi bắt đầu nuôi trong môi trường tự nhiên đến khi xuất chuồng của các giống vật nuôi A, B, C và D tối thiểu là 160 ngày. Bảng dưới đây cho biết giới hạn sinh thái về nhiệt độ của bốn giống vật nuôi này. Giả sử các điều kiện sinh thái khác của môi trường không ảnh hưởng đến sức sống của các giống vật nuôi đang nghiên cứu. Khi nhiệt độ môi trường thấp hơn giới hạn dưới hoặc cao hơn giới hạn trên của mỗi giống vật nuôi thì chúng sẽ bị chết.

Dựa vào thông tin trong hình và bảng, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng để lựa chọn các giống vật nuôi A, B, C và D chăn thả tại vùng này cho phù hợp? I. Giống A phù hợp để chăn thả ở vùng này. II. Có thể nuôi giống D từ tháng hai để đảm bảo năng suất khi xuất chuồng là cao nhất. III. Để đảm bảo đủ thời gian xuất chuồng, giống C là phù hợp nhất chăn thả ở vùng này. IV. Không thể nuôi được giống B trong 160 ngày để xuất chuồng ở vùng này. (ảnh 1)

Dựa vào thông tin trong hình và bảng, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng để lựa chọn các giống vật nuôi A, B, C và D chăn thả tại vùng này cho phù hợp?

I. Giống A phù hợp để chăn thả ở vùng này.

II. Có thể nuôi giống D từ tháng hai để đảm bảo năng suất khi xuất chuồng là cao nhất.

III. Để đảm bảo đủ thời gian xuất chuồng, giống C là phù hợp nhất chăn thả ở vùng này.

IV. Không thể nuôi được giống B trong 160 ngày để xuất chuồng ở vùng này.

Xem đáp án

Đoạn văn 1

Lĩnh vực: Ngữ văn (50 câu – 60 phút)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

                                               Trên bãi cát những người lính đảo

                                               Ngồi ghép nhau bao nỗi nhớ nhà

                                               Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững

                                               Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa

                                              

                                               Đảo tái cát

                                               Khóc oan hồn trôi dạt

                                               Tao loạn thời bình

                                               Gió thắt ngang cây.

                                              

                                               Đất hãy nhận những đứa con về cội

                                               Trong bao dung bóng mát của người

                                               Cây hãy gọi bàn tay về hái quả

                                               Võng gọi về nghe lại tiếng à ơi…

                                               À ơi tình cũ nghẹn lời

                                               Tham vàng bỏ ngãi kiếp người mong manh.

(Lời sóng 4, trích Trường ca Biển, Hữu Thỉnh, NXB Quân đội nhân dân, 1994)

Câu 129:

Cuộc sống của người lính đảo được nhà thơ tái hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Xem đáp án

Câu 130:

Ý nghĩa của hai câu thơ: “Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững – Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa” là gì? 

Xem đáp án

Câu 131:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ in đậm là gì? 

Xem đáp án

Câu 132:

Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ in đậm.

Xem đáp án

Đoạn văn 2

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

(1) Nơi góc án thư vàng đã nhợt, son đã mờ, đĩa dầu sở trên cây đèn nến vơi lần mực dầu. Hai ngọn bấc lép bép nổ, rụng tàn đèn xuống tập giấy bản đóng dấu son ti Niết. Viên quan coi ngục ngấc đầu, lấy que hương khêu thêm một con bấc. Ba cái tim bấc được chụm nhau lại, cháy bùng to lên, soi tỏ mặt người ngồi đấy.

(2) Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ.

(3) Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan cai ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.

(4) Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt.

(5) Ngục quan lấy làm nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại: “Có lẽ lão bát này, cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình...”

(Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)

Câu 133:

Từ “án thư” (in đậm, gạch chân) trong đoạn (1) có nghĩa là gì? 

Xem đáp án

Câu 134:

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? 

Xem đáp án

Câu 135:

Hình ảnh “mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ” trong đoạn trích trên thể hiện điều gì? 

Xem đáp án

Câu 136:

Các đại từ “hắn” và “mình” trong đoạn (5) chỉ nhân vật nào?

Xem đáp án

Câu 137:

Theo đoạn trích, chi tiết nào dưới đây KHÔNG miêu tả về nhân vật viên quản ngục? 

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

(1) Nhưng tôi có cách của tôi, không ai chịu ban cho tôi cơ hội thì tôi tự tạo ra.

(2) Tôi đến gần những cái mắc áo đính chặt vào tường khi cả nhà đi vắng. (3) Và dùng mõm ủi một chiếc ghế con vào sát tường.

(4) Trên đó, tôi nhảy chồm chồm. (5) Vẫn hoàn toàn tuyệt vọng. (6) Khi tôi nhảy lên, mõm tôi và những chiếc lai quần không quá xa nhau. (7) Chỉ cách một gang tay. (8) Có khi chỉ nửa gang. (9) Nhưng nửa gang tay phù du đó, tôi biết là khoảng cách vời vợi cho đến chừng nào tôi lớn thêm chút nữa. (10) Hôm đó, tôi đánh vật với độ cao mệt nhoài, chẳng được tích sự gì.

(11) Cuối cùng, như có ai thắp nến dưới da tôi. (12) Lòng tự ái của tôi được đốt cháy. (13) Cú nhảy cuối cùng, tôi phóng bằng tất cả sức lực mà tôi vét được đến gam cuối cùng.

(14) Tôi táp được chiếc quần. (15) và tôi cùng rơi xuống.

(16) Tôi rơi nhanh hơn chiếc quần, hoàn toàn không kiểm soát được thăng bằng. (17) Đầu tôi chúc xuống, không giống kiểu cún, và va thật mạnh vào mép chậu sành bên dưới.

(18) Máu phụt ra, tôi đoán thế, vì vừa rên ư ử tôi vừa dõi mắt theo một vật gì đó màu đỏ đang chảy ngoằn ngoèo trên nền nhà. (19) Trước khi thiếp đi, dường như tôi đang đau đớn nghĩ: Lẽ nào để có được chút xíu tự do, tôi phải trả giá bằng máu?

(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi là Bêtô, NXB Trẻ, 2017)

Câu 138:

Xác định ngôi kể, người kể trong đoạn trích trên. 

Xem đáp án

Câu 139:

Đoạn trích trên nói về sự việc gì? 

Xem đáp án

Câu 140:

Từ “nó” (in đậm, gạch chân) trong câu (15) chỉ sự vật gì? 

Xem đáp án

Câu 141:

Theo đoạn trích, chó con KHÔNG thực hiện hành động nào dưới đây? 

Xem đáp án

Câu 142:

Chi tiết “để có được chút xíu tự do, tôi phải trả giá bằng máu” mà chú chó nhắc đến trong câu (19), ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Đoạn văn 4

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng thành vách, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai, con hổ đã có lần vọt từ bờ này qua bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở một hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà cao thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đây. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

(Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân)

Câu 144:

Từ “khinh suất” trong câu “Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”. có nghĩa là gì? 

Xem đáp án

Câu 145:

Câu văn in đậm sử dụng những biện pháp tu từ nào? 

Xem đáp án

Câu 146:

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? 

Xem đáp án

Câu 147:

Đoạn trích thể hiện tài năng nổi bật của nhà văn Nguyễn Tuân ở phương diện nào?

Xem đáp án

Đoạn văn 5

Dựa vào các thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 108 đến câu 110:

"Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

"Chiến tranh cục bộ" bắt đầu từ giữa năm 1965, là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bắng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. Quân số lúc  cao nhất (năm 1969) lên gần 1,5 triệu tên, trong đó quân Mĩ chiếm hơn nửa triệu.

Với chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hoả lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới "tìm diệt", cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đấy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, Buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc   rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần.

Dựa vào ưu thế quân sự với quân số đông, vũ khí hiện đại, quân Mĩ vừa mới vào miền Nam đã mở ngay cuộc hành quân "tìm diệt" vào căn cứ của Quân giải phóng Vạn Tường (Quảng Ngãi). Tiếp đó, Mĩ mở liên tiếp hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (đông-xuân 1965-1966 và 1966-1967) băng hàng loạt cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định" vào vùng "đất thánh Việt cộng".

Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ bằng sức mạnh của cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương, với ý chí quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược, mở đầu là các thắng lợi ở Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi).

Sau trận Vạn Tường, khả năng đánh thắng quân Mĩ trong cuộc chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của quân dân ta tiếp tục  được thể hiện trong hai mùa khô.

Bước vào mùa khô thứ nhất (đông-xuân 1965-1966) với 72 vạn quân (trong đó có hơn 22 vạn quân Mĩ và đồng minh), địch mở đợt phản công với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân "tìm diệt" lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính là Đông Nam Bộ và Liên khu V với mục tiêu đánh bại chủ lực Quân giải phóng.

Quân dân ta trong thể trận chiến tranh nhân dân, với nhiều phương thức tác chiến đã chặn đánh địch trên mọi hướng, tiến công địch khắp mọi nơi.

Bước vào mùa khô thứ hai (đông-xuân 1966-1967) với lực lượng được tăng cường lên hơn 98 vạn quân (trong đó quân Mĩ và quân đồng minh chiếm hơn 44 vạn), Mĩ mở cuộc phản công với 895 cuộc hành quân, trong đó có Ba cuộc hành quân lớn "tìm diệt", "bình định"; lớn nhất là cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.

Ở hầu khắp các vùng nông thôn, quần chúng được sự hổ trợ của lực lượng vũ trang đã đứng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng "ấp chiến lược". Trong hầu khắp các thành thị, công nhân, các tầng lớp lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, một số binh sĩ quân đội Sài Gòn... đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ. Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế".

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, trang 173-175)

Câu 149:

Chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mĩ được tiến hành trên phạm vi 

Xem đáp án

Câu 150:

Điểm giống nhau giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) và "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) của Mĩ ở Việt Nam là gì? 

Xem đáp án

4.6

58 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%