Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 1)

4012 lượt thi 150 câu hỏi 150 phút

Danh sách câu hỏi:

Câu 2:

Phương trình log3x=2 có nghiệm là

Xem đáp án

Câu 3:

Nghiệm của bất phương trình |x1|x+2<1 

Xem đáp án

Câu 7:

Tập nghiệm S của bất phương trình 5x12x5+3 

Xem đáp án

Câu 10:

F(x) là một nguyên hàm của y=x2x3. Nếu F(-1) = 3 thì F(x) bằng

Xem đáp án

Câu 15:

Diện tích phần hình phẳng gạch chéo trong hình vẽ bên được tính theo công thức nào dưới đây?
Diện tích phần hình phẳng gạch chéo trong hình vẽ bên được tính theo công thức nào dưới đây? (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 76:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

Xem đáp án

Câu 77:

Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

Xem đáp án

Câu 78:

Tác phẩm nào dưới đây KHÔNG thuộc giai đoạn văn học từ 1945 đến 1975?

Xem đáp án

Câu 86:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Sớm hôm sau, lính tỉnh dẫn đến cửa ngục thất sáu tên tù mà công văn chiều hôm qua đã báo trước cho ngục quan biết rõ tên tuổi, làng xóm và tội hình. Sáu phạm nhân mang chung một chiếc gông dài tám thước. Cái thang dài ấy đặt ngang trên sáu bộ vai gầy. Cái thang gỗ lim nặng, đóng khung lấy sáu cái cổ phiến loạn, nếu đem bắc lên mỏ cân, có thể nặng đến bảy, tám tạ. Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù. Gỗ thân gông đã cũ và mồ hôi cổ, mồ hôi tay kẻ phải đeo nó đã phủ lên một nước quang dầu bóng loáng. Những đoạn gông đã bóng thì loáng như có người đánh lá chuối khô. Những đoạn không bóng thì lại xin lại những chất ghét đen sánh. Trong khi chờ đợi cửa ngục mở rộng, Huấn Cao, đứng đầu gông, quay cổ lại bảo mấy bạn đồng chí:

– Rệp cắn tôi, đỏ cả cổ lên rồi. Phải dỗ gông đi.

Sáu người đều quỳ cả xuống đất, hai tay ôm lấy thành gông đâu củi cả về phía trước. Một tên lính áp giải đùa một câu:

- Các người chả phải tập nữa. Mai mốt chỉ đây sẽ có người sành sỏi dẫn các người ra làm trò ở pháp trường. Bấy giờ tha hồ mà tập. Đứng dậy không ông lại phét cho mấy hèo bây giờ.

Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt. Một trận mưa rệp đã làm nền đá xanh nhạt lấm tấm những điểm nâu đen.

(Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)

Đoạn trích trên thể hiện nét tính cách gì ở nhân vật Huấn Cao?

Xem đáp án

Câu 89:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ra một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành những chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân dân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

Thao tác lập luận chính trong đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 91:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

                                                  Đất là nơi Chim về

                                                  Nước là nơi Rồng ở

                                                  Lạc Long Quân và Âu Cơ

                                                  Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

                                                  Những ai đã khuất

                                                  Những ai bây giờ

                                                  Yêu nhau và sinh con đẻ cái

                                                  Gánh vác phần người đi trước để lại

                                                  Dặn dò con cháu chuyện mai sau

                                                  Hằng năm ăn đâu làm đâu

                                                  Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

                                                                (Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)

Chất liệu văn hóa dân gian nào được sử dụng trong đoạn trích trên?

Xem đáp án

Câu 92:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Phải nhiều thế kỉ đi qua, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiến có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc đi qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang Tây Bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đôi Thiên Mụ, xuôi đàn về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đôi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả.

 (Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 98:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Trú không cứu sống được vợ, được con. Tôi đó, Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không, Trú mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì bị chúng nó bắt, mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tau đứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tàu đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo má. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...”.

(Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)

Câu “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Câu 102:

Những giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914) là

Xem đáp án

Câu 103:

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

Xem đáp án

Câu 105:

Sự kiện nào dưới đây đánh dấu sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực Ianta?

Xem đáp án

Câu 106:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 - 1929) ở Việt Nam đã khiến giai cấp tư sản bị phân hóa thành

Xem đáp án

Câu 107:

Nội dung nào phản ánh đặc điểm nổi bật nhất của phong trào yêu nước ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1930?

Xem đáp án

Câu 111:

Nguyên nhân chủ yếu khu vực Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng là

Xem đáp án

Câu 112:

Ở nước ta, rừng không được phân chia thành

Xem đáp án

Câu 113:

Biển Đông có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 114:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị nào sau đây có số dân từ 500 001 đến 1 000 000 người?

Xem đáp án

Câu 115:

Cho biểu đồ về diện tích gieo trồng lúa phân theo các vụ ở nước ta

Cho biểu đồ về diện tích gieo trồng lúa phân theo các vụ ở nước ta   (Nguồn: Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? (ảnh 1)

(Nguồn: Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 116:

Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta thường gắn liền với các khu công nghiệp chế biến có tác động nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 117:

Nội thương ở nước ta hiện nay có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 118:

Năng suất lúa của vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do

Xem đáp án

Câu 119:

Phương châm “sống chung với lũ” ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm mục đích nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 123:

Hai nhạc cụ phát ra hai âm có đồ thị dao động mô tả như hình bên. Chọn phát biểu đúng?

Hai nhạc cụ phát ra hai âm có đồ thị dao động mô tả như hình bên. Chọn phát biểu đúng? (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 125:

Các phản ứng hạt nhân không tuân theo định luật nào?

Xem đáp án

Câu 135:

Chất có thể trùng hợp tạo ra polime là

Xem đáp án

Câu 140:

Ở lá, hơi nước thoát chủ yếu qua con đường nào?

Xem đáp án

Câu 141:

Để kích thích mô sẹo (callus) mọc chồi khi nuôi cấy trong ống nghiệm, môi trường nuôi cấy cần có các hoocmôn và nồng độ tương quan giữa chúng như thế nào?

Xem đáp án

Câu 142:

Khi nói về sự thụ tinh ở động vật, nhận định nào sau đây sai?

Xem đáp án

Câu 145:

Trong một chuỗi thức ăn ở hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào đứng liền kề phía sau sinh vật sản xuất?

Xem đáp án

Đoạn văn 1

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

(Tràng giang – Huy Cận)

Câu 50:

Âm hưởng chính của đoạn thơ trên là gì?

Xem đáp án

Câu 51:

Hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng” hàm ý chỉ điều gì?

Xem đáp án

Câu 52:

Đoạn thơ thể hiện phong cách thơ Huy Cận như thế nào?

Xem đáp án

Câu 53:

Trong đoạn trích trên, dòng thơ nào diễn tả sự vắng lặng, cô tịch của không gian?

Xem đáp án

Đoạn văn 2

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được mười quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc mười quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách... Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

Sách đọc nên chia làm mấy loại, một loại là sách đọc để có kiến thức phổ thông mà mọi công dân thế giới hiện nay đều phải biết, một loại là sách đọc để trau đồi học vấn chuyên môn. Muốn có kiến thức phổ thông, hiện nay các bài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu chăm chỉ học tập thì cũng đủ dùng. Nếu chăm chỉ học tập mà chỉ đọc thuộc giáo trình thì chẳng có ích lợi gì, mỗi môn phải chọn lấy từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ. Môn học kiến thức phổ thông tổng số không quá mười mấy môn, mỗi môn chọn từ 3 đến 5 quyển, tổng cộng số sách cần đọc cũng chẳng qua trên dưới 50 quyển. Đây không thể xem là đòi hỏi quá đáng. Nói chung số sách mà một người đã đọc, phần lớn không chỉ có thế, nếu họ không thu được lợi ích thực sự là do họ thiếu lựa chọn, khi đọc lẽ ra đọc kĩ thì họ lại đọc qua loa.

(Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm)

Câu 55:

Câu “Nếu đọc được mười quyển sách không quan trọng, không bằng thời gian đem sức lực đọc mười quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị” có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Câu 56:

Từ “trọc phú” trong đoạn trích trên có thể hiểu là gì?

Xem đáp án

Câu 57:

Theo đoạn trích, tại sao cần chia sách làm nhiều loại?

Xem đáp án

Câu 58:

Theo đoạn trích, điều gì khiến người ta không thu được lợi ích gì khi đọc sách?

Xem đáp án

Câu 59:

Nội dung nào dưới đây không được đề cập đến trong đoạn trích?

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

Một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu về hành vi của động vật cho rằng một số loài động vật có khả năng ghi nhớ các sự việc đã diễn ra quá khứ, dự đoán các sự việc sắp diễn ra trong tương lai, từ đó lập kế hoạch và đưa ra lựa chọn, đồng thời có khả năng phối hợp làm việc nhóm. Tuy nhiên, những khả năng đặc biệt đó của động vật là hành động có ý thức hay hoàn toàn theo bản năng vẫn là câu hỏi chưa được giải đáp.

Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học, có thể thấy loài ong truyền tin cho nhau biết những vị trí có thể lấy mật hoa bằng cách nhảy theo mô hình số tám. Định hướng của điệu nhảy cho biết vị trí của thức ăn so với phương hướng của mặt trời và tốc độ của điệu nhảy cho biết nguồn thức ăn cách tổ ong bao xa. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng khả năng biểu diễn và mã hóa điệu nhảy là bẩm sinh và không có trí thông minh đặc biệt nào tác động đến khả năng này. Nhưng trong một nghiên cứu, khi những người thử nghiệm liên tục thay đổi địa điểm của nguồn thức ăn, mỗi lần di chuyển thức ăn xa hơn 25% so với vị trí trước đó, ong mật kiếm ăn bắt đầu dự đoán nơi nguồn thức ăn sẽ xuất hiện tiếp theo. Khi các nhà nghiên cứu đến địa điểm mới, họ thấy những con ong đã đến đó trước để chờ đợi thức ăn. Vẫn chưa ai giải thích được bằng cách nào mà những con ong có bộ não chỉ nặng 113 gam lại có thể suy ra vị trí của địa điểm mới. Một nhà khoa học đã chỉ ra rằng một số loài động vật có thể sử dụng các vật dụng thô sơ trong tự nhiên để làm công cụ: rái cá dùng đá để làm nứt vỏ trai; tinh tinh mẹ hướng dẫn cho những con tinh tinh con cách sử dụng đá để mở các loại hạt cứng. Các nhà khoa học đã làm một nghiên cứu trên những con tinh tinh. Họ cho những con tinh tinh lựa chọn một trong hai căn phòng: một căn phòng để hai thùng socola, trong đó một thùng có năm hộp và một thùng có ba hộp; căn phòng còn lại họ chỉ để một thùng, nhưng trong đó có mười hộp socola, một số con tinh tinh ngay lập tức chọn căn phòng chỉ có một thùng nhưng số hộp socola nhiều hơn. Điều đó cho thấy loài tinh tinh có khả năng tính toán, so sánh và lựa chọn. Họ còn có thể đào tạo cho những con tinh tinh biết tính toán đơn giản và ghi số lượng lên nhãn dán của các mặt hàng.

Câu 60:

Chủ đề của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 61:

Khả năng nào của động vật KHÔNG được chỉ ra trong các nghiên cứu ở đoạn văn trên?

Xem đáp án

Câu 62:

Theo đoạn trích, các nhà khoa học đã khám phá ra điều gì khi nghiên cứu về loài ong?

Xem đáp án

Câu 63:

Theo đoạn trích, một số loài động vật sử dụng các vật dụng thô sơ trong tự nhiên đế làm gì?

Xem đáp án

Câu 64:

Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm tinh tinh với socola?

Xem đáp án

Đoạn văn 4

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

Thiên nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc học tập ở trẻ em bởi nguyên nhân mẫu chốt xuất phát từ nguồn gốc loài người. Trong hơn 99% lịch sử tiến hóa của chúng ta, con người chủ yếu phải tìm cách thích nghi với các thế lực tự nhiên. Ngày nay, chúng ta đang dần có xu hướng hòa nhập với thiên nhiên. “Hòa nhập với thiên nhiên” còn là một khái niệm mơ hồ đối với con người. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến vai trò của thiên nhiên trong học tập và phát triển. Các bằng chứng khoa học còn hạn chế nhưng những nghiên cứu về y tế, giáo dục, giải trí và cộng đồng chỉ ra rằng tiếp xúc với thiên nhiên là điều quan trọng không thể thay thế đối với sự phát triển của trẻ. Một nghiên cứu dành cho đối tượng em từ 5 đến 12 tuổi với sự tham gia của 90 trường học ở Úc phát hiện ra rằng hoạt động ngoài trời giúp trẻ em tự tin hơn, năng động, hoạt bát hơn, cải thiện sự quan tâm, mối quan hệ và sự tương tác với người lớn. Được chìm đắm trong vẻ đẹp sống động của những cánh rừng, những bờ biển và đồng cỏ... giúp trẻ phát triển những kĩ năng cơ bản như nhận biết, xác định, phân tích và đánh giá. Từ đó, trẻ biết phân biệt những sự vật cơ bản, gần gũi xung quanh cuộc sống của trẻ như phân biệt cây trong nhà với cây ngoài vườn, cây dây leo với dương xỉ, kiến với ruồi, gà với vịt, sinh vật thật với những con thú tưởng tượng Bên cạnh đó, trẻ còn được phát triển kĩ năng định lượng với hoạt động đếm côn trùng và hoa; tìm hiểu vật lí khi nhìn nước suối chảy qua những hòn đá; tìm hiểu về các dạng địa chất khi nhận biết đôi, núi, thung lũng, ao, hồ, sông, suối,... Khi tương tác với các sự vật trong tự nhiên, từ cây cối đến động vật, trẻ em được tiếp xúc với nguồn cảm hứng vô tận, từ đó phát triển về tình cảm, kĩ năng xã hội và có thêm động lực học tập. Quá trình thích ứng với thế giới tự nhiên thay đổi không ngừng và thường không thể dự báo sẽ giúp trẻ em học cách thích nghi và giải quyết vấn đề.

Câu 65:

Nội dung chính của đoạn trích là gì?

Xem đáp án

Câu 66:

Lợi ích nào dưới đây của hoạt động ngoài trời KHÔNG được nhắc tới trong đoạn trích trên?

Xem đáp án

Câu 67:

Theo đoạn trích, thông qua hoạt động đếm công trùng và hoa, trẻ được phát triển kĩ năng gì?

Xem đáp án

Câu 68:

Theo đoạn trích, việc thích ứng với thế giới tự nhiên thay đổi không ngừng và thường không thể dự báo có tác dụng gì đối với trẻ em?

Xem đáp án

Câu 69:

Theo đoạn trích, việc tương tác với các sự vật trong tự nhiên có tác dụng gì đối với trẻ?

Xem đáp án

Đoạn văn 5

Dựa vào những thông tin được cung cấp sau đây để trả lời từ câu hỏi số 109 đến câu số 110:

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã củng cố niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chiến đấu dưới lá cờ vẻ vảng của Đảng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ của nhân loại, đây là là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Chúng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định giành thắng lợi.

(Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954), https://tulieuvankien.dangcongsan.vn)

Câu 108:

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã đưa đến việc kí kết Hiệp định nào dưới đây?

Xem đáp án

Câu 109:

Nội dung nào dưới đây không chứng tỏ chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam mang tầm vóc thời đại?

Xem đáp án

5.0

2 Đánh giá

100%

0%

0%

0%

0%