Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 10)
553 lượt thi 150 câu hỏi 195 phút
Text 1:
Các triết gia vĩ đại của cả Đông và Tây, luôn đánh giá cao vai trò chỗ sống của từng gia đình cụ thể. Với họ, gia đình là tác nhân quan trọng nhất để hình thành một quốc gia. Và gìn giữ một gia đình, không có gì bằng một ngôi nhà. Chỉ lúc chung sống thuận hòa dưới cùng một mái ấm, những cá thể lẻ tẻ vô nghĩa mới trở thành một ý nghĩa nào đó. Không phải ngẫu nhiên trong tiếng Việt, khi những cặp vợ chồng chung thủy yêu nhau, thì lúc hạnh phúc nhất họ thường tha thiết gọi nhau là “nhà ơi”. Một khi đã thiết tha yêu một ngôi nhà, con người ta mới sâu sắc yêu nước.
Trong vài cuộc trắc nghiệm về xã hội học, có một câu hỏi được đặt ra cho những người đang sống ở Hà Nội, “liệu đây có phải là thành phố đáng sống nhất". Đa phần các câu trả lời từ những người gốc gác cũ kĩ Tràng An đều tương đối giống nhau, Hà Nội là nơi xứng đáng nhất để sống. Tất nhiên, nếu hỏi bất kì một người Paris hay người Anh nào đấy thì họ cũng sẽ cho Ba Lê hoặc Nữu Ước là đệ nhất. Điều này thật dễ hiểu với đa phần thập loại chúng sinh. Bởi nơi nào ta được rưng rưng sinh ra rồi nghẹn ngào lớn lên thì nơi đấy chính là nơi đáng sống nhất. Có lẽ vì thế mà lòng yêu ngôi nhà của mình cũng như lòng yêu quê hương, đất nước luôn là một cảm thức trong sáng tự nhiên, thậm chí không cần phải giáo dục. Do lựa chọn ngẫu nhiên từ lịch sử, mảnh đất Thăng Long hào hoa văn vật luôn vất vả, tần tảo tồn tại đẫm đầy bi tráng. Từng không biết bao lần, cái Kinh Thành oanh liệt này đã ngun ngút cháy khi phải đối đầu với đủ mọi thế lực ngoại xâm, nhưng chưa lần nào nó lại chịu cúi đầu khuất phục. Và cứ như thế hàng nghìn năm, Hà Nội vẫn nghẹn ngào quật cường bất diệt tồn tại cùng với một bản sắc văn hóa Thăng Long độc đáo riêng biệt. Và khi đã ở một nơi như thế, đương nhiên ai nấy đều sẽ có một tình yêu mãnh liệt với nơi mình sống.
(Nơi đáng sống – Nguyễn Việt Hà, nhandan.com.vn)
Text 2:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Text 3:
Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Trong cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thế cờ, đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại, thì con người phải nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình, những cũng phải nghĩ đến mọi người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách li toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc gia, nhưng quốc gia ấy và các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là phòng chống, thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh.
Mỗi người hãy hòa mình vào dân tộc, nhân loại. Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên. Không phá đi rồi xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối kháng. Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật. Một con voi, con hổ, hay con sâu cái kiến, một loài côn trùng, một loại vi khuẩn, một chủng virus nào đó cũng có vị thế trong vũ trụ của Tạo hóa. Con người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa tể của muôn loài không chế, thống trị chúng sinh, mà không biết sống hòa nhập hòa bình trong sinh thái cân bằng.
Nhận thức lại về thiên nhiên và giống loài trên trái đất để ứng xử là một điều cần thiết. Hi vọng nhân loại sẽ đi qua đại dịch Covid 19. Sau bão giông, trời lại sáng. Những cánh rừng lại xanh. Ngựa, dê, hổ báo nô đùa với con người. Nắng mới tràn mọi ngõ ngách! Cuộc sống thường nhật an lành sẽ lại về trong hạnh phúc bình dị.
(Loài người có bớt ngạo mạn? – Sương Nguyệt Minh, vietnamnet.vn)
Text 4:
Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất đầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sẽ như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...
(Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)
Danh sách câu hỏi:
1 Đánh giá
100%
0%
0%
0%
0%