Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 10)

22 người thi tuần này 5.0 611 lượt thi 150 câu hỏi 195 phút

🔥 Đề thi HOT:

482 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)

1.4 K lượt thi 235 câu hỏi
285 người thi tuần này

Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)

7.4 K lượt thi 150 câu hỏi
155 người thi tuần này

Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hà Nội có đáp án (Đề 1)

21.5 K lượt thi 150 câu hỏi
151 người thi tuần này

ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai

9.6 K lượt thi 50 câu hỏi
61 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)

371 lượt thi 235 câu hỏi
59 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)

364 lượt thi 236 câu hỏi
58 người thi tuần này

ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Nghĩa của từ

3.8 K lượt thi 36 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Biểu đồ dưới đây là biểu đồ tỉ giá USD/VND từ tháng 12/2017 đến tháng 12/2020.

Biểu đồ dưới đây là biểu đồ tỉ giá USD/VND từ tháng 12/2017 đến tháng 12/2020.   Nguồn: SBV, Vietcombank Tỷ giá bán đạt cao nhất trong khoảng thời gian nào dưới đây? (ảnh 1)

Nguồn: SBV, Vietcombank

Tỷ giá bán đạt cao nhất trong khoảng thời gian nào dưới đây?

Xem đáp án

Câu 7:

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho mặt cầu (S) có tâm I(-1;4;2) và có thể thể tích bằng 256π3. Khi đó phương trình mặt cầu (S) là

Xem đáp án

Câu 8:

Tìm tập nghiệm của bất phương trình 2x1x12>0

Xem đáp án

Câu 15:

Giải bất phương trình log3(2x1)>3

Xem đáp án

Câu 19:

Cho số phức z thỏa mãn: |z1|=|z2+3i|. Tập hợp các điểm biểu diễn số phức z là

Xem đáp án

Câu 22:

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm A(-2;1;0), B(2;-1;2). Phương trình của mặt cầu có đường kính AB là

Xem đáp án

Câu 56:

Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

Xem đáp án

Câu 57:

Bài thơ nào dưới đây KHÔNG thuộc văn học trung đại Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 58:

Nhà thơ nào dưới đây KHÔNG thuộc phong trào thơ mới giai đoạn 1932 – 1945?

Xem đáp án

Câu 59:

Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

Xem đáp án

Câu 60:

Tác phẩm nào KHÔNG cùng nhóm với các tác phẩm còn lại?

Xem đáp án

Câu 66:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Viên quản ngục vốn đã tin được thầy thơ lại, cho lính gọi lên, kể rõ tâm sự mình. Thầy thơ lại cảm động nghe xong chuyện, nói: “Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi” rồi chạy xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục, và ngập ngừng bảo luôn cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình.

Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười: “Về báo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đổi bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ".

(Ch người tử tù – Nguyễn Tuân)

Cụm từ “biệt nhỡn liên tài” được in đậm trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Câu 69:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay..." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng ti.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc...

(Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)

Đoạn trích thể hiện nét tính cách nào của nhân vật Mị?

Xem đáp án

Câu 75:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

                                                                (Việt Bắc – Tố Hữu)

Mười lăm năm ấy” là khoảng thời gian nào?

Xem đáp án

Câu 77:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

                                                  Ta muốn ôm

                                                  Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn.

                                                  Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

                                                  Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

                                                  Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

                                                  Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

                                                  Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đây ánh sáng,

                                                  Cho no nê thanh sắc của thời tươi

                                                  - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

                                                                                (Vội vàng – Xuân Diệu)

Từ “tình yêu” được in đậm trong đoạn trích trên được hiểu là gì?

Xem đáp án

Câu 82:

So với giai đoạn thứ nhất (1885 - 1888), giai đoạn thứ hai của phong trào Cần vương (1888 - 1896) có điểm khác biệt về

Xem đáp án

Câu 84:

Trước khi tiến hành cuộc Duy tân Minh trị (1868), Nhật Bản theo thể chế nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 85:

Nội dung nào sau đây là một trong những nhân tố thúc đẩy kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng trong những năm 60 - 70 của thế kỉ XX?

Xem đáp án

Câu 86:

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tiền thân của tổ chức nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 87:

Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam thời kì 1919 - 1930 là

Xem đáp án

Câu 88:

Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)  đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp?

Xem đáp án

Câu 89:

Từ sau ngày 30 - 4 - 1975, để bảo vệ Tổ quốc, nhân dân Việt Nam đã đấu tranh chống lại những lực lượng nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 90:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của mặt trận quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) ở Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 91:

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?

Xem đáp án

Câu 92:

Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?

Xem đáp án

Câu 93:

Nguyên nhân nào sau đây trực tiếp làm cho diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh trong những năm gần đây?

Xem đáp án

Câu 94:

Biển Đông ảnh hưởng đến tính chất nào sau đây của khí hậu?

Xem đáp án

Câu 98:

Các loại hình dịch vụ mới ra đời ở nước ta từ Đổi mới đến nay là

Xem đáp án

Câu 100:

Tài nguyên quan trọng hàng đầu của Đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển sản xuất lương thực là

Xem đáp án

Câu 116:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?

Xem đáp án

Câu 121:

Sinh sản trinh sinh gặp ở nhóm động vật nào dưới đây?

Xem đáp án

Câu 122:

Ở cá xương, dòng nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều và gần như liên tục là nhờ

Xem đáp án

Câu 123:

Vào mùa đông ở Việt Nam, người ta thường thắp đèn vào ban đêm ở vườn thanh long. Hành động này có mục đích như thế nào?

Xem đáp án

Câu 124:

Trong quá trình tổng hợp prôtêin, pôlixôm có vai trò nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 125:

Quần thể sinh vật không có đặc trưng nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 126:

Một alen lặn gây chết có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể lưỡng bội do tác động của nhân tố nào sau đây?

Xem đáp án

Đoạn văn 1

Các triết gia vĩ đại của cả Đông và Tây, luôn đánh giá cao vai trò chỗ sống của từng gia đình cụ thể. Với họ, gia đình là tác nhân quan trọng nhất để hình thành một quốc gia. Và gìn giữ một gia đình, không có gì bằng một ngôi nhà. Chỉ lúc chung sống thuận hòa dưới cùng một mái ấm, những cá thể lẻ tẻ vô nghĩa mới trở thành một ý nghĩa nào đó. Không phải ngẫu nhiên trong tiếng Việt, khi những cặp vợ chồng chung thủy yêu nhau, thì lúc hạnh phúc nhất họ thường tha thiết gọi nhau là “nhà ơi”. Một khi đã thiết tha yêu một ngôi nhà, con người ta mới sâu sắc yêu nước.

Trong vài cuộc trắc nghiệm về xã hội học, có một câu hỏi được đặt ra cho những người đang sống ở Hà Nội, “liệu đây có phải là thành phố đáng sống nhất". Đa phần các câu trả lời từ những người gốc gác cũ kĩ Tràng An đều tương đối giống nhau, Hà Nội là nơi xứng đáng nhất để sống. Tất nhiên, nếu hỏi bất kì một người Paris hay người Anh nào đấy thì họ cũng sẽ cho Ba Lê hoặc Nữu Ước là đệ nhất. Điều này thật dễ hiểu với đa phần thập loại chúng sinh. Bởi nơi nào ta được rưng rưng sinh ra rồi nghẹn ngào lớn lên thì nơi đấy chính là nơi đáng sống nhất. Có lẽ vì thế mà lòng yêu ngôi nhà của mình cũng như lòng yêu quê hương, đất nước luôn là một cảm thức trong sáng tự nhiên, thậm chí không cần phải giáo dục. Do lựa chọn ngẫu nhiên từ lịch sử, mảnh đất Thăng Long hào hoa văn vật luôn vất vả, tần tảo tồn tại đẫm đầy bi tráng. Từng không biết bao lần, cái Kinh Thành oanh liệt này đã ngun ngút cháy khi phải đối đầu với đủ mọi thế lực ngoại xâm, nhưng chưa lần nào nó lại chịu cúi đầu khuất phục. Và cứ như thế hàng nghìn năm, Hà Nội vẫn nghẹn ngào quật cường bất diệt tồn tại cùng với một bản sắc văn hóa Thăng Long độc đáo riêng biệt. Và khi đã ở một nơi như thế, đương nhiên ai nấy đều sẽ có một tình yêu mãnh liệt với nơi mình sống.

(Nơi đáng sống – Nguyễn Việt Hà, nhandan.com.vn)

Câu 131:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 132:

Nhận định nào sau đây KHÔNG có trong đoạn trích?

Xem đáp án

Câu 133:

Trong đoạn trích, cụm từ “nhà ơi” được sử dụng trong hoàn cảnh nào?

Xem đáp án

Câu 134:

Theo đoạn trích, tại sao Kinh Thành ngun ngút cháy mấy lần?

Xem đáp án

Câu 135:

Chủ đề của đoạn trích là gì?

Xem đáp án

Đoạn văn 2

Ta về mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

                                                                (Việt Bắc – Tố Hữu)

Câu 136:

Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

Xem đáp án

Câu 137:

Trong đoạn trích, chủ yếu con người Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp nào?

Xem đáp án

Câu 138:

Câu thơ “Ve kêu rừng phách đổ vàng” thể hiện ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Câu 139:

Hai câu thơ “Ta về mình có nhớ ta / Ta về ta nhớ những hoa cùng người” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Xem đáp án

Câu 140:

Giọng thơ của đoạn thơ trên mang âm hưởng gì?

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Trong cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thế cờ, đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại, thì con người phải nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình, những cũng phải nghĩ đến mọi người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách li toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc gia, nhưng quốc gia ấy và các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là phòng chống, thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh.

Mỗi người hãy hòa mình vào dân tộc, nhân loại. Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên. Không phá đi rồi xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối kháng. Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật. Một con voi, con hổ, hay con sâu cái kiến, một loài côn trùng, một loại vi khuẩn, một chủng virus nào đó cũng có vị thế trong vũ trụ của Tạo hóa. Con người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa tể của muôn loài không chế, thống trị chúng sinh, mà không biết sống hòa nhập hòa bình trong sinh thái cân bằng.

Nhận thức lại về thiên nhiên và giống loài trên trái đất để ứng xử là một điều cần thiết. Hi vọng nhân loại sẽ đi qua đại dịch Covid 19. Sau bão giông, trời lại sáng. Những cánh rừng lại xanh. Ngựa, dê, hổ báo nô đùa với con người. Nắng mới tràn mọi ngõ ngách! Cuộc sống thường nhật an lành sẽ lại về trong hạnh phúc bình dị.

(Loài người có bớt ngạo mạn? – Sương Nguyệt Minh, vietnamnet.vn)

Câu 141:

Theo đoạn trích, đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh là hệ quả của việc làm nào?

Xem đáp án

Câu 143:

Trong đoạn trích, cụm từ “chúa tể muôn loài ẩn dụ cho điều gì?

Xem đáp án

Câu 144:

Chủ đề của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 145:

Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là gì?

Xem đáp án

Đoạn văn 4

Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất đầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sẽ như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...

(Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)

Câu 146:

Từ “ngã gục" trong đoạn trích có nghĩa là gì?

Xem đáp án

Câu 148:

Câu văn “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời.” có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Câu 149:

Chủ đề của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 150:

Đoạn trích thể hiện tài năng viết truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành ở phương diện nổi bật nào?

Xem đáp án

5.0

1 Đánh giá

100%

0%

0%

0%

0%