Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 5)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hà Nội có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Nghĩa của từ
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 13)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 87:
Điểm tiến bộ nhất của phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 là gì?
Điểm tiến bộ nhất của phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 là gì?
Câu 124:
Nhân tố không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là
Nhân tố không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là
Đoạn văn 1
“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tôi muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.”
(Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
Đoạn văn 2
(1) Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
(2) Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
(3) Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
(4) Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
Câu 136:
Cụm từ “sao anh không về” trong câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” gọi sắc thái tình cảm gì?
Cụm từ “sao anh không về” trong câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” gọi sắc thái tình cảm gì?
Đoạn văn 3
IQ (viết tắt của Intelligence Quotient, hay còn gọi là chỉ số thông minh) giúp đo lường khả năng của con người trong các lĩnh vực như suy luận logic, hiểu từ ngữ và kĩ năng toán học... Trong khi đó, EQ (viết tắt của Emotional Quotient, hay còn gọi là chỉ số cảm xúc) là thước đo thông minh của con người thông qua khả năng cảm nhận, kiểm soát, bày tỏ cảm xúc... của người đó.
Theo phân tích của các chuyên gia tâm lí, chỉ số IQ và EQ được thể hiện qua 6 kĩ năng chính ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của trẻ cả ở hiện tại lẫn tương lai, bao gồm: tư duy phản biện, khả năng tập trung, khả năng giải quyết vấn đề (liên quan đến IQ) và khả năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, chế ngự cảm xúc (liên quan đến EQ).
Rõ ràng, khi có chỉ số IQ cao, trẻ sẽ có khả năng phản biện, tập trung, giải quyết vấn đề tốt. Nhưng nếu trẻ không có chỉ số EQ cao sẽ dẫn đến tình trạng trẻ khó hòa đồng, không hợp tác được với bạn bè và mọi người xung quanh, dễ cảm thấy lo lắng, thiếu tự tin khi gặp những môi trường lạ hoặc thử thách mới mẻ.
Vì những lí do này nên các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lí, giáo dục cho rằng, việc cân bằng chỉ số IQ và EQ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và sớm gặt hái được thành công trong tương lai. Nhà tâm lí học nổi tiếng Daniel Goleman chỉ ra trong quyển sách “Emotional Intelligence: Why it Can Matter More Than IQ” rằng có sự tương quan giữa chỉ số IQ, EQ và trẻ em sẽ không thể phát huy hết tiềm năng về trí tuệ của mình nếu không có trạng thái cảm xúc tốt. Như vậy, giúp con cân bằng giữa IQ và EQ là vô cùng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
(Theo IQ và EQ: nền tảng thành công tương lai của trẻ, báo tuoitre.vn)
Đoạn văn 4
Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ về “bệnh vô cảm”, chắc chắn bạn sẽ không nhận được câu trả lời. Bởi đó là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh. “Bệnh vô cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nó diễn ra ngay cả trước những đau khổ, mất mát của con người. Một ngày, bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩA... thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu chứng” của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia. Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo. Và phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như lời Nooc-man Ku-sin đã khẳng định?
(Theo Bài tập Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam-2011)
Đoạn văn 5
Đầu tháng 12 - 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
Đầu tháng 3 - 1954, công tác chuẩn bị mọi mặt đã hoàn tất. Ngày 13 - 3 - 1954, quân ta nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm ba đợt:
- Đợt 1, từ ngày 13 đến ngày 17 - 3 - 1954: quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu BắC. Kết quả, ta loại khỏi vòng chiến đấu gần 2000 tên địch.
- Đợt 2, từ ngày 30 - 3 đến ngày 26 - 4 - 1954: quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm như E1, D1, C1, C2, Al... Ta chiếm phần lớn các cứ điểm của địch, tạo thêm điều kiện để bao vây, chia cắt, khống chế địch. Sau đợt này, Mĩ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ. Ta kịp thời khắc phục khó khăn về tiếp tế, nâng cao quyết tâm giành thắng lợi.
- Đợt 3, từ ngày 1 - 5 đến ngày 7 - 5 - 1954: quân ta đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm và phân khu Nam, lần lượt tiêu diệt các cứ điểm đề kháng còn lại của địch. Chiều 7 - 5, quân ta đánh vào Sở chỉ huy địch. 17 giờ 30 phút ngày 7 - 5 - 1954, tướng Đờ Caxtơri cùng toàn bộ Ban Tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, trang 150)
175 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%