Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 28)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hà Nội có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Nghĩa của từ
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 13)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Câu hỏi điền từ
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 9:
Phương trình \(\sin x = \cos x\) có số nghiệm thuộc đoạn \(\left[ { - \pi \,;\,\,\pi } \right]\) là
Câu 83:
Tham vọng lớn nhất của Mĩ khi triển khai chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 91:
Nước ta không có nhiều hoang mạc như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
Câu 96:
Yếu tố nào sau đây không gây trở ngại đối với việc xây dựng các tuyến đường bộ bắc-nam ở nước ta?
Đoạn văn 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
(1) – Ta với mình, mình với ta
(2) Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
(3) Mình đi, mình lại nhớ mình
(4) Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu....
(5) Nhớ gì như nhớ người yêu
(6) Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
(7) Nhớ từng bản khói cùng sương
(8) Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(9) Nhớ từng rừng nứa bờ tre
(10) Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Đoạn văn 2
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.
Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...
(Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)
Đoạn văn 3
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
Tuy nhiên, ý nghĩ dai dẳng cho rằng trái đất là nơi độc nhất có phép màu của sự sống trong hệ mặt trời, ý nghĩ đó đã đẩy chúng ta tới kết luận này, không thể khác được: Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí. Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa... Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm một cái nút là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó.
(G.G. Mác-két, Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, Ngữ văn 9, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Đoạn văn 4
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:
Thế giới mỗi ngày một tiến hơn thì tư tưởng cũng thế, không đứng nguyên một chỗ. Vì thế có những tác phẩm hợp với thời này mà không hợp với thời kia, hay với người thời này mà không hay với người thời khác; nhưng bên cạnh những cái đó, há ta chẳng thường thấy những áng văn gọi là “cổ điển” mới luôn luôn, mới mãi mãi, đời nọ truyền đời kia mà không lúc nào lạc hậu đó sao?
Đó là những tác phẩm của Voltaire, của Dickens, của Ôn Như Hầu, của Shakespeare, của Đoàn Thị Điểm hơn thế nữa, Truyện Kiều của Nguyễn Du có 4.000 câu thơ, mà có nhà học giả dám đoan quyết không thể thay đổi đi một chữ!
[...] Từ trước đến nay, nhiều người đã phân tách và giải thích Truyện Kiều cũng như các tác phẩm văn chương khác của Việt Nam.
Phần tôi, bắt đầu từ đây, tôi muốn đem phân tách và giải thích “miếng ngon Hà Nội” – những miếng ngon mà người Việt Nam ăn vào thấy ngát mùi đất nước Việt Nam, thấy mình Việt Nam hơn, và thấy thích thú, kiêu hãnh được trời cho làm người Việt Nam.
(Vũ Bằng, Miếng ngon Hà Nội, NXB Hội Nhà Văn, 2021, trang 19-20)
Đoạn văn 5
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:
Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1985), cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế-xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó là do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.
Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học-kĩ thuật trở thành xu thế thế giới ; cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 208)
52 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%