Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Top 10 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học tự nhiên - Định luật khúc xạ ánh sáng
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 79:
Vùng kinh tế nào ở nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển du lịch biển?
Vùng kinh tế nào ở nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển du lịch biển?
Câu 80:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết hai loại đất phổ biến của tỉnh Nam Định là
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết hai loại đất phổ biến của tỉnh Nam Định là
Đoạn văn 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
(1) Ôi con sóng ngày xưa
(2) Và ngày sau vẫn thế
(3) Nỗi khát vọng tình yêu
(4) Bồi hồi trong ngực trẻ
(5) Trước muôn trùng sóng bể
(6) Em nghĩ về anh, em
(7) Em nghĩ về biển lớn
(8) Từ nơi nào sóng lên?
(Sóng – Xuân Quỳnh)
Đoạn văn 2
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại.
(Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Đoạn văn 3
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Đoạn văn 4
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:
Các triết gia vĩ đại của cả Đông và Tây, luôn đánh giá cao vai trò chỗ sống của từng gia đình cụ thể. Với họ, gia đình là tác nhân quan trọng nhất để hình thành một quốc gia. Và gìn giữ một gia đình, không có gì bằng một ngôi nhà. Chỉ lúc chung sống thuận hòa dưới cùng một mái ấm, những cá thể lẻ tẻ vô nghĩa mới trở thành một ý nghĩa nào đó. Không phải ngẫu nhiên trong tiếng Việt, khi những cặp vợ chồng chung thủy yêu nhau, thì lúc hạnh phúc nhất họ thường tha thiết gọi nhau là “nhà ơi”. Một khi đã thiết tha yêu một ngôi nhà, con người ta mới sâu sắc yêu nước.
Trong vài cuộc trắc nghiệm về xã hội học, có một câu hỏi được đặt ra cho những người đang sống ở Hà Nội, “liệu đây có phải là thành phố đáng sống nhất”. Đa phần các câu trả lời từ những người gốc gác cũ kĩ Tràng An đều tương đối giống nhau, Hà Nội là nơi xứng đáng nhất để sống. Tất nhiên, nếu hỏi bất kì một người Paris hay người Anh nào đấy thì họ cũng sẽ cho Ba Lê hoặc Nữu Ước là đệ nhất. Điều này thật dễ hiểu với đa phần thập loại chúng sinh. Bởi nơi nào ta được rưng rưng sinh ra rồi nghẹn ngào lớn lên thì nơi đấy chính là nơi đáng sống nhất. Có lẽ vì thế mà lòng yêu ngôi nhà của mình cũng như lòng yêu quê hương, đất nước luôn là một cảm thức trong sáng tự nhiên, thậm chí không cần phải giáo dục. Do lựa chọn ngẫu nhiên từ lịch sử, mảnh đất Thăng Long hào hoa văn vật luôn vất vả, tần tảo tồn tại đẫm đầy bi tráng. Từng không biết bao lần, cái Kinh Thành oanh liệt này đã ngun ngút cháy khi phải đối đầu với đủ mọi thế lực ngoại xâm, nhưng chưa lần nào nó lại chịu cúi đầu khuất phục. Và cứ như thế hàng nghìn năm, Hà Nội vẫn nghẹn ngào quật cường bất diệt tồn tại cùng với một bản sắc văn hóa Thăng Long độc đáo riêng biệt. Và khi đã ở một nơi như thế, đương nhiên ai nấy đều sẽ có một tình yêu mãnh liệt với nơi mình sống.
(Nơi đáng sống – Nguyễn Việt Hà, nhandan.com.vn)
Đoạn văn 5
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Đoạn văn 6
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Đoạn văn 7
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
(Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
Đoạn văn 8
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Hoàng Việt: Là trai không làm gì ra tiền thì kể cũng buồn thật. Nhưng cậu nên nhớ: Đồng tiền là phương tiện của người thông minh và là mục đích của kẻ ngu xuẩn. Trông cậu sáng sủa, chắc cậu là người thông minh chứ? Còn việc cậu xin vào xí nghiệp... Muốn trở thành người thợ, thì phải yêu nghề cơ. Cậu có yêu nghề này không?
Ông Quých: Tôi sẽ làm cho chú ấy yêu nghề anh ạ. Xin anh cứ giao chú ấy cho tôi.
Hoàng Việt (mỉm cười): Thôi được, ta nhận thêm chú ấy.
Bà Bộng (Cuống lên): Cám ơn chú giám đốc đi con!
Con bà Bộng: Cháu cám...cám...cám ơn chú ạ”.
(Lưu Quang Vũ, Tôi và chúng ta (tuyển kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt),
NXB Hội nhà văn, 2013)
Đoạn văn 9
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
- Bẩm con không dám man cửa Trời
Những áng văn con in cả rồi
Hai quyển Khối tình văn thuyết lí
Hai Khối tình con là văn chơi
Thần tiền, Giấc mộng văn tiểu thuyết
Đài gương, Lên sáu văn vị đời
Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch
Đến quyển Lên tám nay là mười
Nhờ Trời văn con còn bán được
Chửa biết con in ra mấy mươi?
(Hầu Trời – Tản Đà)
Đoạn văn 10
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Đoạn văn 11
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
Đoạn văn 12
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Viên quản ngục vốn đã tin được thầy thơ lại, cho lính gọi lên, kể rõ tâm sự mình. Thầy thơ lại cảm động nghe xong chuyện, nói: “Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi” rồi chạy xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục, và ngập ngừng bảo luôn cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình.
Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười: “Về báo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
(Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)
Đoạn văn 13
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Vợ Trương Ba: Ông ở đâu? Ông ở đâu?
(Giữa màu xanh cây vườn, Trương Ba chập chờn xuất hiện).
Trương Ba: Tôi đây bà ạ. Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà rẫy cỏ... Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu...
(Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ)
Đoạn văn 14
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?
(Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm)
Câu 145:
Lời văn thể hiện thái độ như thế nào của vua Quang Trung với người hiền khi ban chiếu cầu hiền?
Lời văn thể hiện thái độ như thế nào của vua Quang Trung với người hiền khi ban chiếu cầu hiền?
Đoạn văn 15
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta nói: nhà Pá Tra làm thống lý, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái thống lý: Cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý.
(Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)
Đoạn văn 16
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:
- Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! - Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.
- Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? Đột nhiên tôi hỏi.
- Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...
Viên chánh án huyện rời chiếc bàn xếp đến phát ngốt lên những chồng hồ sơ, giấy má. Đẩu đi đi lại lại trong phòng, hai tay thọc sâu vào hai bên túi chiếc quần quân phục đã cũ. Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ.
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
Đoạn văn 17
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Đoạn văn 18
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỉ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường.
(Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2022)
Đoạn văn 19
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này?...
(Chí Phèo – Nam Cao)
191 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%