Câu hỏi:
25/07/2024 283Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
(1) Nơi góc án thư vàng đã nhợt, son đã mờ, đĩa dầu sở trên cây đèn nến vơi lần mực dầu. Hai ngọn bấc lép bép nổ, rụng tàn đèn xuống tập giấy bản đóng dấu son ti Niết. Viên quan coi ngục ngấc đầu, lấy que hương khêu thêm một con bấc. Ba cái tim bấc được chụm nhau lại, cháy bùng to lên, soi tỏ mặt người ngồi đấy.
(2) Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ.
(3) Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan cai ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.
(4) Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt.
(5) Ngục quan lấy làm nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại: “Có lẽ lão bát này, cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình...”
(Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Hoàn cảnh éo le chính là cảnh nhà lao và bản chất con người của viên quản ngục, tương ứng với nội dung của toàn bộ đoạn trích và phù hợp với chi tiết quan trọng “chọn nhầm nghề mất rồi” là lời viên quản ngục tự nói về mình. Chọn C.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Câu văn nằm ở đoạn (2) mô tả về khuôn mặt của viên quản ngục, từ “bộ mặt tư lự” sang “mặt nước ao xuân…” và xuất hiện trước nội dung mô tả về cảnh đề lao rối ren ở đoạn (3): nơi toàn tàn nhẫn lại xuất hiện “thanh âm trong trẻo”. Từ “tư lự” thể hiện trạng thái, chủ thể đang suy nghĩ về một điều gì đó.
- Phân tích hình ảnh: “mặt nước ao xuân” là mặt nước ít biến động, ý nói viên quản ngục là người có ngoại hình điềm đạm, nền nã và dễ chịu. Đây là đặc điểm mang tính cố định, biểu hiện tính cách của nhân vật. Chọn D.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Đại từ “hắn” và “mình” xuất hiện trong đoạn (5), phần có dấu ngoặc kép diễn tả suy nghĩ của nhân vật viên quản ngục nên “mình” chính là chủ thể của lời nói, còn “hắn” là đối tượng thực hiện còn lại của cuộc giao tiếp trước đó: “câu nói ban chiều của thầy thơ lại”.
Hai nhân vật xuất hiện trong đoạn (5): Thầy thơ lại (hắn) và viên quản ngục (mình). Chọn C.
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
- Ở đoạn (2): “Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”, là những chi tiết miêu tả viên quản ngục. Loại đáp án A, B.
- Ở đoạn (3): “… viên quan cai ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.”. Loại đáp án C.
- Đáp án D chính mà mô tả về thầy thơ lại trong đoạn (5): “Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình…”. Chọn D.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Sau khi phát hiện một bệnh dịch, các chuyên gia y tế ước tính số người nhiễm bệnh kể từ ngày xuất hiện bệnh nhân đầu tiên đến ngày thứ \(t\) là \(f(t) = 4{t^3} - \frac{{{t^4}}}{2}\) (người). Nếu xem \(f'(t)\) là tốc độ truyền bệnh (người/ ngày) tại thời điểm \(t\) với \(t \in \left[ {0\,;\,\,6} \right]\). Hỏi vào ngày thứ mấy tốc độ truyền bệnh lớn nhất sẽ lớn nhất?
Câu 4:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lí sẽ đổ là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mị cũng không thấy sợ…Trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi đi…” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.
(Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)
Tại sao câu văn “Mị đứng lặng trong bóng tối.” được tách thành một dòng riêng?
Câu 6:
PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH
Lĩnh vực: Ngữ văn (50 câu – 60 phút)
về câu hỏi!