Câu hỏi:
25/07/2024 521Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
(1) Nhưng tôi có cách của tôi, không ai chịu ban cho tôi cơ hội thì tôi tự tạo ra.
(2) Tôi đến gần những cái mắc áo đính chặt vào tường khi cả nhà đi vắng. (3) Và dùng mõm ủi một chiếc ghế con vào sát tường.
(4) Trên đó, tôi nhảy chồm chồm. (5) Vẫn hoàn toàn tuyệt vọng. (6) Khi tôi nhảy lên, mõm tôi và những chiếc lai quần không quá xa nhau. (7) Chỉ cách một gang tay. (8) Có khi chỉ nửa gang. (9) Nhưng nửa gang tay phù du đó, tôi biết là khoảng cách vời vợi cho đến chừng nào tôi lớn thêm chút nữa. (10) Hôm đó, tôi đánh vật với độ cao mệt nhoài, chẳng được tích sự gì.
(11) Cuối cùng, như có ai thắp nến dưới da tôi. (12) Lòng tự ái của tôi được đốt cháy. (13) Cú nhảy cuối cùng, tôi phóng bằng tất cả sức lực mà tôi vét được đến gam cuối cùng.
(14) Tôi táp được chiếc quần. (15) Nó và tôi cùng rơi xuống.
(16) Tôi rơi nhanh hơn chiếc quần, hoàn toàn không kiểm soát được thăng bằng. (17) Đầu tôi chúc xuống, không giống kiểu cún, và va thật mạnh vào mép chậu sành bên dưới.
(18) Máu phụt ra, tôi đoán thế, vì vừa rên ư ử tôi vừa dõi mắt theo một vật gì đó màu đỏ đang chảy ngoằn ngoèo trên nền nhà. (19) Trước khi thiếp đi, dường như tôi đang đau đớn nghĩ: Lẽ nào để có được chút xíu tự do, tôi phải trả giá bằng máu?
(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi là Bêtô, NXB Trẻ, 2017)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trong đoạn trích người kể xưng “tôi” là ngôi thứ nhất nên loại phương án B, D.
Xác định các từ khóa: “dùng mõm ủi một chiếc ghế con”, “nhảy chồm chồm”, “táp được chiếc quần”, “không giống kiểu cún”, “rên ư ử”,… cho thấy đây không phải một em bé nên loại phương án A. Chọn C.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
- Phần 1: Câu (1) đến câu (10): Ý tưởng bắc ghế của chú chó và sự cố gắng nhảy lên liên tục để đớp lấy quần áo được treo trên cao nhưng không thành.
- Phần 2: Câu (11) đến câu (18): Cú nhảy cuối cùng với tất cả sức lực khiến chú chó đớp được chiếc quần nhưng cũng khiến chú bị ngã đập đầu chảy máu.
- Phần 3: Câu (19): Suy nghĩ của chú chó về cái giá của tự do.
Như vậy, đoạn trích nói về sự nỗ lực chiến đấu của chú cún và sự chiêm nghiệm về cái giá phải trả cho sự tự do. Chọn D.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Dựa vào câu văn đứng trước: (14) Tôi táp được chiếc quần. (15) Nó và tôi cùng rơi xuống. Có thể thấy “nó” ở đây chỉ chiếc quần. Chọn B.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Xác định các chi tiết xuất hiện trong văn bản:
- Ủn cái ghế lại để trèo lên: Chi tiết này nằm ở câu (3) nên loại B.
- Nhảy lên với những chiếc quần áo mắc trên tường: Chi tiết này nằm ở câu (4), (5), (6), (7), (8) nên loại C.
- Đớp lấy chiếc quần rồi rơi xuống: Chi tiết này nằm ở câu (14), (15) nên loại D.
Chi tiết trong phương án A: Trèo lên giường cao để nhảy xuống là không đúng vì chú cún không trèo lên giường mà trèo lên ghế cao. Chọn A.
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
- Xác định nội dung: Vì muốn được tự do làm điều mình muốn, chú chó bất chấp nguy hiểm để nhảy lên cao. Cuối cùng bị ngã chảy máu thì chú mới nhận ra: phải dùng máu của mình để đánh đổi lấy tự do.
- Từ câu chuyện của chú chó, liên tưởng đến câu chuyện của con người: Muốn giành lấy tự do thì cần phải chấp nhận trả giá bằng xương máu hoặc những cái giá rất lớn. Chọn B.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Sau khi phát hiện một bệnh dịch, các chuyên gia y tế ước tính số người nhiễm bệnh kể từ ngày xuất hiện bệnh nhân đầu tiên đến ngày thứ \(t\) là \(f(t) = 4{t^3} - \frac{{{t^4}}}{2}\) (người). Nếu xem \(f'(t)\) là tốc độ truyền bệnh (người/ ngày) tại thời điểm \(t\) với \(t \in \left[ {0\,;\,\,6} \right]\). Hỏi vào ngày thứ mấy tốc độ truyền bệnh lớn nhất sẽ lớn nhất?
Câu 5:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lí sẽ đổ là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mị cũng không thấy sợ…Trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi đi…” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.
(Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)
Tại sao câu văn “Mị đứng lặng trong bóng tối.” được tách thành một dòng riêng?
Câu 6:
Câu 7:
PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH
Lĩnh vực: Ngữ văn (50 câu – 60 phút)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Top 10 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học tự nhiên - Định luật khúc xạ ánh sáng
về câu hỏi!