Câu hỏi:

13/11/2023 567

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

(1) "Mắt là cơ quan thị giác của con người. Trên thực tế, mắt có thể "truyền thần" được là do sự nở to hoặc thu nhỏ của con ngươi, sự chuyển động của nhãn cầu, sự khép mở của mi mắt cũng như cái nhìn chăm chú hay lướt qua...

(2) Năm 1960 – 1964, nhà khoa học Walter Rudolf Hess cùng các đồng nghiệp đã tiến hành thí nghiệm với một chú mèo và phát hiện ra rằng, khi mèo bị thức ăn hay đồ chơi kích thích thì con người của mắt chúng mở to ra. Về sau, họ tiếp tục tiến hành một loạt công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự biến đổi của con ngươi ở mắt người với sự biểu lộ tư tưởng và tình cảm. Họ phát hiện ra rằng, những kích thích làm cho con người buồn chán có tác dụng thu nhỏ con người của mắt lại, còn những kích thích làm cho con người phấn chấn có tác dụng làm cho con ngươi của mắt nở to. Khi hoảng sợ hoặc phấn khởi tột độ, con ngươi của mắt họ giãn nở gấp bốn lần lúc bình thường. Do đó, các chuyên gia nhất trí nhận định rằng: Sự biến đổi của con ngươi ở mắt người là tiêu chí của hoạt động hệ thống thần kinh trung ương."

(Thế Trưởng, Bùi Sao, Tâm lí và sinh lí, NXB Dân Trí, 2015)

Thao tác lập luận chính của đoạn trích trên là gì?

Đáp án chính xác

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Xác định nội dung đoạn trích: Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi của con ngươi ở mắt người.

Tác giả đưa ra các lí lẽ “tiến hành thí nghiệm với một chú mèo”, “tiến hành một loạt công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự biến đổi của con ngươi ở mắt người với sự biểu lộ tư tưởng và tình cảm”

Như vậy, trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng thao tác lập luận chính chứng minh: dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để khẳng định quan điểm của mình.

→ Tương ứng với phương án A.

Giải thích đáp án:

Đoạn trích không bác bỏ quan điểm về sự biến đổi của con ngươi ở mắt người → Loại B.

Mô tả về con ngươi ở mắt mèo chỉ là một thí nghiệm trong khoa học, không phải sự so sánh → Loại phương án D.

Mô tả con ngươi biến đổi trong mắt người là dẫn chứng cho sự thay đổi, không nhằm mục tiêu cắt nghĩa hiện tượng → Loại phương án C.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Theo tác giả, sự chuyển động của nhãn cầu có tác dụng gì đối với mắt?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đọc đoạn 1, các phương án và tìm thông tin tác dụng của sự chuyển động nhãn cầu với mắt:

Trên thực tế, mắt có thể “truyền thần" được là do sự nở to hoặc thu nhỏ của con người, sự chuyển động của nhãn cầu, sự khép mở của mi mắt cũng như cái nhìn chăm chú hay lướt qua.”

Như vậy, sự giãn nở của con ngươi, khép mở của mi mắt, nhìn chăm chú hay lướt qua đều có tác dụng “truyền thần”, nghĩa là truyền tải được cảm xúc, thần thái của chủ thể. → Tương ứng với phương án C.

Câu 3:

Ý nào sau đây KHÔNG được nói đến trong đoạn trích?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đọc các phương án và tìm thông tin trong đoạn trích:

Phương án A được nhắc đến trong câu (1) của đoạn 2: “... phát hiện ra rằng, khi mèo bị thức ăn hay đồ chơi kích thích thì con ngươi của mắt chủng mở to ra" → Loại.

Phương án B được nhắc đến trong câu (2) của đoạn 2: “Về sau, họ tiếp tục tiến hành một loạt công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự biến đổi của con ngươi ở mắt người" → Loại.

Phương án C được nhắc đến trong câu cuối của đoạn 2: “Sự biến đổi của con ngươi ở mắt người là tiêu chí của hoạt động hệ thống thần kinh trung ương." → Loại

Phương án D: nói không đúng nội dung trong đoạn trích: “Khi hoảng sợ hoặc phấn khởi tột độ, con ngươi của mắt họ giãn nở gấp bốn lần lúc bình thường." → Đây là phương án đúng.

Câu 4:

Theo đoạn trích, khi con ngươi của mắt thu nhỏ lại là con ngươi đang ở trong trạng thái nào?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đọc câu hỏi và xác định thông tin về sự thu nhỏ của con ngươi ở mắt người:

+ “Họ phát hiện ra rằng, những kích thích làm cho con người buồn chán có tác dụng thu nhỏ con ngươi của mắt lại” → Tương ứng với phương án B (rầu rĩ).

+ “còn những kích thích làm cho con người phấn chấn có tác dụng làm cho con ngươi của mắt nở to.” → Loại C.

+ “Khi hoảng sợ hoặc phấn khởi tột độ, con ngươi của mắt họ giãn nở gấp bốn lần lúc bình thường.”

→ Loại A, D.

Như vậy, phương án đúng là B.

Câu 5:

Dòng nào dưới đây nêu đúng chủ đề của đoạn trích trên?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

HS đọc kĩ đoạn trích, xem toàn bộ nội dung đang hướng tới vấn đề gì, từ đó sẽ suy ra đáp án. Ở đoạn trích trên, vấn đề chính là “Sự biến đổi của con ngươi ở mắt người".

Phương án A,B,D đều không thể hiện được đầy đủ nội dung, vì vậy C là phương án chính xác nhất.

Câu 6:

Tác phẩm nào KHÔNG cùng thể loại với các tác phẩm còn lại

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Xác định được thể loại của các tác phẩm:

+ “Vũ Như Tô” là vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng.

+ “Vợ chồng A Phủ”, “Vợ nhặt”, “Rừng xà nu” đều là truyện ngắn.

Như vậy, tác phẩm “Vũ Như Tô” là tác phẩm khác thể loại với các tác phẩm còn lại.

Câu 7:

Chọn một tác giả KHÔNG thuộc giai đoạn văn học hiện đại.

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Xác định giai đoạn văn học mà các tác giả sinh sống và sáng tác tác phẩm văn học:

+ Cao Bá Quát là tác giả văn học trung đại.

+ Phan Bội Châu, Nguyễn Bá Học, Phan Châu Trinh đều là tác giả thuộc Văn học Việt Nam giai đoạn 1900-1930.

Câu 8:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...”

(Tố Hữu, Việt Bắc, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)

Dấu ba chấm trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Xác định tác dụng của dấu ba chấm:

+ Biểu thị lời nói bị đứt quãng vì xúc động;

+ Ghi lại những chỗ kéo dài của âm thanh;

+ Chỉ ra rằng người nói chưa nói hết.

Ở đoạn thơ trên, tác giả miêu tả giờ phút chia tay giữa những người dân Việt Bắc với bộ đội, cán bộ kháng chiến về xuôi. Câu thơ cuối có dấu ba chấm, thể hiện sự xúc động, lưu luyến, bịn rịn không nói nên lời. Vì vậy, phương án đúng nhất là A.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Biểu đồ dưới đây cho biết giá xầng trong thời điểm từ ngày 04/6/2016 đến ngày 06/3/2017:

Biểu đồ dưới đây cho biết giá xầng trong thời điểm từ ngày 04/6/2016 đến ngày 06/3/2017:   Hỏi từ ngày 04/6/2016 đến ngày 06/3/2017, ngày nào giá xăng ở mức thấp nhất? A. 19/11/2017.		B. 04/8/2016.		C. 04/8/2017.		D. 19/11/2016. (ảnh 1)

Hỏi từ ngày 04/6/2016 đến ngày 06/3/2017, ngày nào giá xăng ở mức thấp nhất?

Xem đáp án » 12/11/2023 1,343

Câu 2:

Từ “lịm” trong câu: “Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát” có nghĩa tương với từ nào sau đây?

Xem đáp án » 13/11/2023 484

Câu 3:

Xác định giọng điệu chính của đoạn thơ.

Xem đáp án » 13/11/2023 386

Câu 4:

Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.

Xem đáp án » 13/11/2023 364

Câu 5:

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay

Xem đáp án » 13/11/2023 236

Câu 6:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

Xem đáp án » 13/11/2023 229

Bình luận


Bình luận