Câu hỏi:
11/07/2024 10,010I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
(1) Dường như mọi hình thức sống trên hành tinh này đều nỗ lực phát huy tối đa tiềm năng của mình, ngoại trừ loài người.
(2) Một cái cây không bao giờ mọc tới nửa kích thước tiềm năng của nó rồi nói: “Chắc tôi chỉ làm được đến vậy”. Một cái cây sẽ vươn bộ rễ của mình cắm càng sâu vào lòng đất càng tốt. Nó sẽ hút lên càng nhiều chất dinh dưỡng càng tốt, thân vươn càng cao, tán lá xoè càng rộng càng tốt, tới kịch điểm sự cho phép của tự nhiên. Và rồi nó sẽ nhìn xuống chúng ta như thể nhắc nhở chúng ta rằng mỗi người đều có thể trở thành người như thế nào nếu chịu thực hiện tất cả những gì mình có thể.
(3) Tại sao loài người, hình thức sống thông minh nhất trên trái đất, lại không nỗ lực phát huy tối đa tiềm năng của bản thân? Tại sao chúng ta lại tự cho phép mình dừng lại ở giữa cuộc hành trình? Tại sao chúng ta lại không liên tục cố gắng trở thành tất cả những gì mà chúng ta có thể làm? Lí do ở đây rất đơn giản: chúng ta được trao cho sự tự do trong lựa chọn.
(4) Trong hầu hết các trường hợp, quyền lựa chọn là một món quà. Nhưng xét từ góc độ thực hiện tất cả những gì chúng ta có thể với những khả năng và cơ hội trước mắt, lựa chọn đôi khi lại là một lời nguyền tai hại chứ không phải là một phép màu ban tặng. Thường thì chúng ta sẽ lựa chọn cách làm việc ít hơn khả năng thực tế. Chúng ta muốn nằm dài nghỉ ngơi dưới bóng râm mát của một cái cây hơn là bắt chước quá trình vật lộn để vươn cao của nó...
(Trích Những mảnh ghép cuộc đời, Jim Rohn, NXB Lao động, 2022, tr.163-165)
Theo tác giả, loài người và “mọi hình thức sống trên hành tinh này” khác nhau ở điểm nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Loài người và “mọi hình thức sống trên hành tinh này” khác nhau ở điểm:
- Mọi hình thức sống trên hành tinh này đều nỗ lực phát huy tối đa tiềm năng của mình;
- Loài người: chưa thực sự nỗ lực phát huy tối đa tiềm năng của mình.Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Hành trình sinh trưởng của một cái cây trong tự nhiên được miêu tả ở đoạn (2) đã nhắc nhở con người điều gì?
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Tác dụng của việc sử dụng những câu hỏi ở đoạn (3):
- Nhấn mạnh sự băn khoăn, nỗi trăn trở khi con người không nỗ lực cố gắng, phát huy hết năng lực bản thân để chinh phục được mục tiêu, mơ ước, khát vọng của cuộc đời mình.
- Tạo điểm nhấn cho văn bản, tạo giọng điệu mạnh mẽ, tha thiết cho lập luận.Câu 4:
Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả “lựa chọn đôi khi lại là một lời nguyền tai hại chứ không phải là một phép màu ban tặng” không? Vì sao?
Lời giải của GV VietJack
- Thí sinh bảy tỏ quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần.
- Lí giải: Thí sinh có thể lập luận theo nhiều cách khác nhau để bảo vệ quan điểm của bản thân nhưng cần có tính thuyết phục, không vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Gợi ý:
+ Nếu đồng tình: khi được lựa chọn, con người có xu hướng chọn những gì dễ dãi nhất, né tránh thử thách, cho phép hưởng thụ quá sớm, đôi khi còn thiếu hiểu biết mà lựa chọn sai lầm... → bỏ lỡ cơ hội khám phá năng lực bản thân, con người không thể trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, khó đạt được những thành công lớn lao.
+ Nếu không đồng tình: Sự lựa chọn giúp con người được chủ động, được sống là chính mình (với năng lực, sở trường, niềm yêu thích của mình), biết chịu trách nhiệm trước những lựa chọn của bản thân...
→ sự lựa chọn giúp con người tự lập, khẳng định được giá trị của mình.
+ Nếu đồng tình một phần: kết hợp cả 2 ý trên.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc nỗ lực phát huy tiềm năng bản thân.
Câu 2:
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong đoạn trích Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
(Trích Đất Nước, trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.118)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về chất trữ tình - chính luận trong đoạn thơ.
Câu 3:
Hành trình sinh trưởng của một cái cây trong tự nhiên được miêu tả ở đoạn (2) đã nhắc nhở con người điều gì?
Câu 4:
Câu 5:
Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả “lựa chọn đôi khi lại là một lời nguyền tai hại chứ không phải là một phép màu ban tặng” không? Vì sao?
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
về câu hỏi!