Câu hỏi:
04/01/2024 1,115I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Đã có lần con khóc giữa chiêm bao
Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó
Đồng sau lụt, bờ đê sụt lở
Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn.
Anh em con chịu đói suốt ngày tròn
Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa
Có gì nấu đâu mà nhóm lửa
Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về...
Chiêm bao tan nước mắt dầm dề
Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng
Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọng
Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.
(Trích Khóc giữa chiêm bao, Vương Trọng, https: //www.thivien.net)
Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện năm khốn khó trong đoạn thơ:
Đã có lần con khóc giữa chiêm bao
Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó
Đồng sau lụt, bờ đê sụt lở
Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn.
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Anh/chị hiểu như thế nào về dòng thơ sau:
Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về.
Lời giải của GV VietJack
Học sinh tự trình bày cảm nhận của bản thân về câu thơ.
Gợi ý:
- Dòng thơ thể hiện hình ảnh của những đứa trẻ ngóng trông mẹ về trong hoàn cảnh những năm khốn khó.
- Tái hiện lại sự khó khăn, đói kém của con người.Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Học sinh tự trình bày cảm nhận của bản thân mình, có lí giải.
Gợi ý: Tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho mẹ là sự yêu thương, trân trọng, nỗi nhớ và lòng biết ơn đối với mẹ.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà qua đoạn trích:
Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa từ động lái được lượn được. Thế là hết thác.
(Trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân - Ngữ văn 12,
tập Một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.
Câu 2:
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về giải pháp để vượt qua thử thách trong cuộc sống mỗi người.
Câu 3:
Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện năm khốn khó trong đoạn thơ:
Đã có lần con khóc giữa chiêm bao
Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó
Đồng sau lụt, bờ đê sụt lở
Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn.
Câu 4:
Anh/chị hiểu như thế nào về dòng thơ sau:
Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về.
Câu 5:
về câu hỏi!