Câu hỏi:
13/07/2024 126Các nhóm tham gia thí nghiệm viết báo cáo thực hành theo mẫu sau:
1. Mục tiêu.
2. Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất.
3. Cách tiến hành.
4. Thảo luận, đánh giá kết quả.
5. Kết luận.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
BÁO CÁO THỰC HÀNH
TÁCH TINH DẦU TỪ CÁC NGUỒN THẢO MỘC TỰ NHIÊN
A. Thí nghiệm 1: Tách tinh dầu tỏi bằng phương pháp chiết
1. Mục tiêu.
Tách được tinh dầu tỏi bằng phương pháp chiết.
2. Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất.
- Nguyên liệu và hoá chất: tỏi tươi, hexane, ethanol.
- Dụng cụ: máy xay hoặc dao để cắt nguyên liệu, bình thuỷ tinh sẫm màu có nút đậy, cân, cốc thuỷ tinh, phễu chiết, phễu lọc, bông lọc, lọ thuỷ tinh (loại 10 mL để chứa tinh dầu).
3. Cách tiến hành.
- Cân khoảng 150 gam tỏi tươi đã được loại bỏ lớp vỏ lụa, xay nhỏ, ngâm với khoảng 150 mL hexane trong bình thuỷ tinh trong 5 ngày. Lọc lấy dịch chiết rồi thêm tiếp hexane vừa ngập lớp tỏi để ngâm lần 2. Lặp lại tương tự cho lần 3.
- Loại dung môi ra khỏi dịch chiết thu được hỗn hợp gồm tinh dầu và một số chất hoà tan như nhựa, sáp, chất béo.
- Hoà tan hỗn hợp trong ethanol, làm lạnh ở nhiệt độ 10 oC – 15 oC, nhựa, sáp, chất béo sẽ đông đặc, lọc bỏ phần rắn, dung dịch thu được gồm tinh dầu và ethanol, loại bỏ dung môi bằng cách để bay hơi trong điều kiện thường và thu được tinh dầu tỏi.
4. Thảo luận, đánh giá kết quả.
- Tinh dầu thu được có màu vàng, thơm mùi tỏi, nhẹ hơn nước, tan được trong cồn.
5. Kết luận.
- Thu được tinh dầu tỏi.
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất tách tinh dầu:
+ Trạng thái nguyên liệu sau khi cắt.
+ Loại dung môi.
+ Thời gian ngâm nguyên liệu với dung môi, điều kiện ngâm nguyên liệu.
+ Số lần chiết và lượng dung môi.
B. Thí nghiệm 2: Tách tinh dầu bưởi bằng phương pháp chưng cất
1. Mục tiêu.
Thu tinh dầu bưởi bằng phương pháp chưng cất.
2. Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất.
- Nguyên liệu và hoá chất: vỏ bưởi tươi, NaCl rắn, nước sạch.
- Dụng cụ: bộ dụng cụ chưng cất (hoặc tự thiết kế có chức năng phù hợp), máy xay hoặc dao để cắt nguyên liệu, cân, bình tam giác, phễu chiết, phễu lọc, bông lọc, lọ thuỷ tinh (loại 10 mL để chứa tinh dầu).
3. Cách tiến hành.
- Vỏ bưởi được tách lấy lớp bên ngoài (phần chứa tinh dầu), cân khoảng 300 gam vỏ, xay nhỏ, cho nguyên liệu và nước vào bình đun, thể tích hỗn hợp không quá 2/3 thể tích của bình. Lắp hệ thống chưng cất. Đun sôi hỗn hợp, chưng cất trong khoảng 3,5 giờ.
- Thu hỗn hợp nước và tinh dầu bưởi vào bình tam giác, hoà tan một ít NaCl vào hỗn hợp.
- Thực hiện chiết lỏng – lỏng hỗn hợp tinh dầu với nước, thu lấy tinh dầu bưởi ở lớp trên.
4. Thảo luận, đánh giá kết quả.
Tinh dầu thu được có màu trắng hơi vàng, mùi thơm của vỏ bưởi, nhẹ hơn nước và tan trong cồn.
5. Kết luận.
- Thu được tinh dầu bưởi.
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất tách tinh dầu:
+ Trạng thái nguyên liệu sau khi cắt.
+ Loại dung môi.
+ Thời gian ngâm nguyên liệu với dung môi, điều kiện ngâm nguyên liệu.
+ Nhiệt độ chưng cất, thao tác lắp dụng cụ chưng cất (với phương pháp chưng cất).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong phương pháp chiết tinh dầu, cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng và chất lượng của tinh dầu thu được.
Câu 2:
Cho biết những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chưng cất để tách tinh dầu.
Câu 3:
Theo kinh nghiệm, chúng ta đã biết sử dụng một số loại thực vật như lá chanh, sả, tre, hương nhu, ngải cứu, tía tô, củ gừng, … để nấu nước xông hơi, giải cảm. Phương pháp nào được vận dụng để tách tinh dầu từ các nguyên liệu trên?
Câu 4:
Tại sao khi chiết lỏng – lỏng lại thêm NaCl vào hỗn hợp nếu khối lượng riêng của nước và tinh dầu gần bằng nhau?
Câu 5:
Kể tên một số loài thực vật ở địa phương em có chứa tinh dầu. Cho biết bộ phận nào của loài thực vật đó chứa nhiều tinh dầu.
Câu 6:
Quá trình chưng cất tinh dầu thường kéo dài từ 3 giờ - 5 giờ. Có nên tăng nhiệt độ để rút ngắn thời gian chưng cất được không? Giải thích.
Câu 7:
Người bị bệnh ho do nguyên nhân cảm cúm, cảm lạnh có thể sử dụng gừng để trị ho theo các cách sau:
Cách 1: Gừng tươi gọt vỏ, giã nhuyễn, cho vào nồi nước và nấu sôi trong khoảng 10 phút, để nguội và chắt lấy nước uống. Sử dụng nước gừng tươi vào mỗi buổi sáng.
Cách 2: Gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng. Thêm ít đường phèn, chưng cách thuỷ trong khoảng 15 phút, sử dụng phần gừng và nước gừng. Mỗi ngày ngậm 2 – 3 lần/ ngày.
Hai cách thực hiện trên đã vận dụng phương pháp nào để tách tinh dầu và các chất trong củ gừng tươi?
30 câuTrắc nghiệm Hóa 11 CD Bài 9. Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ có đáp án
Đề thi cuối kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức cấu trúc mới có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Hóa 11 Chân trời sáng tạo cấu trúc mới có đáp án (Đề 1)
100 câu trắc nghiệm Hidrocacbon không no cơ bản (P1)
Đề kiểm tra cuối học kì 1 Hóa 11 CTST có đáp án (Đề 1)
Bài tập về Đồng đẳng, Đồng phân hóa học cực hay có lời giải (P3)
15 câu Trắc nghiệm Hóa học 11 KNTT Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ có đáp án
240 Câu hỏi trắc nghiệm Hóa hữu cơ ôn thi Đại học có lời giải (P2)
về câu hỏi!