Câu hỏi:
06/03/2024 164Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của 1 quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp, thu được kết quả như sau:
Thế hệ |
Kiểu gen AA |
Kiểu gen Aa |
Kiểu gen aa |
F1 |
0,04 |
0,32 |
0,64 |
F2 |
0,04 |
0,32 |
0,64 |
F3 |
0,5 |
0,4 |
0,1 |
F4 |
0,6 |
0,2 |
0,2 |
F5 |
0,65 |
0,1 |
0,25 |
Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Ở thế hệ F1, quần thể có thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa.
II. Từ thế hệ F2 sang F3, quần thể có thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
III. Ở thế hệ F5, tần số tương đối của alen A là 0,7 và alen a là 0,3.
IV. Chọn lọc tự nhiên tác động từ F3 sang F4 theo hướng loại bỏ kiểu hình lặn.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp:
Bước 1: Tính tần số alen qua các thế hệ.
Quần thể có thành phần kiểu gen : xAA:yAa:zaa
Tần số alen
Bước 2: So sánh tần số alen các thế hệ
+ Nếu thay đổi theo 1 hướng → Chọn lọc tự nhiên
+ Nếu thay đổi đột ngột → Các yếu tố ngẫu nhiên
+ Nếu không thay đổi → giao phối.
Bước 3: Xét các phát biểu.
Cách giải:
Thế hệ |
Kiểu gen AA |
Kiểu gen Aa |
Kiểu gen aa |
Tần số alen |
F1 |
0,04 |
0,32 |
0,64 |
A = 0,2; a = 0,8 |
F2 |
0,04 |
0,32 |
0,64 |
A = 0,2; a = 0,8 |
F3 |
0,5 |
0,4 |
0,1 |
A = 0,7; a = 0,3 |
F4 |
0,6 |
0,2 |
0,2 |
A = 0,7; a = 0,3 |
F5 |
0,65 |
0,1 |
0,25 |
A = 0,7; a = 0,3 |
Ta thấy ở F1, F1 tần số alen không đổi và đạt cân bằng di truyền.
Từ F3 tần số alen thay đổi mạnh → các yếu tố ngẫu nhiên.
Từ F3 → F5, tần số alen không đổi, tỉ lệ đồng hợp tăng, dị hợp giảm → Giao phối không ngẫu nhiên.
Xét các phát biểu:
I đúng, vì thành phần kiểu gen không thay đổi qua các thế hệ.
II đúng, vì tần số alen thay đổi đột ngột.
III đúng.
IV sai, nhân tố tiến hóa ở đây là giao phối không ngẫu nhiên.
Chọn C.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Khảo sát ở 4 quần thể A, B, C, D của một loài sinh vật thu được kết quả như sau:
Quần thể |
A |
B |
C |
D |
Diện tích khu phân bổ (ha) |
100 |
120 |
80 |
90 |
Mật độ (cá thể/ha) |
22 |
25 |
26 |
21 |
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể D có kích thước lớn nhất.
II. Kích thước của quần thể A lớn hơn kích thước của quần thể C.
III. Nếu kích thước của quần thể B tăng 20%/năm thì sau 1 năm mật độ cá thể của quần thể này là 30 cá thể/ha.
IV. Theo lí thuyết, mức độ cạnh tranh giữa các cá thể ở quần thể D là lớn nhất.
Câu 4:
Khoảng giá trị của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật được gọi là
Câu 6:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới, loài người (H. sapiens) xuất hiện ở đại nào?
Câu 7:
Trong quá trình nhân đôi ở 1 dòng vi khuẩn gốc, một đoạn trên vùng mã hóa của gen xảy ra đột biến điểm dạng thay thế tạo ra các alen mới. Kết quả đã hình thành quần thể vi khuẩn có 3 dòng với trình tự nuclêôtit trên đoạn tương ứng như sau:
Biết rằng: axit amin Ala được mã hóa bởi các côđon: 5’GXU3’, 5’GXX3’, 5’GXA3’ và 5’GXG3’; axit amin Trp được mã hóa bởi côđon 5’UGG3’; axit amin Lys được mã hóa bởi côđon 5’AAA3’ và 5’AAG3’. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở cả 3 dòng, nếu cặp nuclêôtit số 3 xảy ra đột biến thay thế thì không ảnh hưởng đến trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng của mỗi dòng.
II. Trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng của dòng 3 và dòng 2 giống nhau.
III. Đột biến thay thế ở cặp nuclêôtit số 9 của dòng 1 có thể làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm.
IV. Thứ tự đột biến của các dòng có thể là: Dòng 2 → Dòng 3 → Dòng 1.
về câu hỏi!