Câu hỏi:
12/07/2024 406Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện các yêu cầu.
Bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà của tác giả Quang Huy để lại trong tôi những ấn tượng đẹp. Bài thơ gợi lên bức tranh sống động về đêm trăng trên công trường thuỷ điện. Dưới trăng, những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ, những tháp khoan nhô lên trời như đang ngẫm nghĩ và tiếng đàn ba-la-lai-ca ngân nga, vang xa... Bài thơ tả tiếng đàn thật là hay! Tiếng đàn như ngọn gió bình yên thổi qua rừng bạch dương. Tiếng đàn như ngọn sóng vỗ trắng phau ghênh đả. Tiếng đàn ngân dài theo dòng trăng lấp loáng sông Đà. Tôi như nghe thấy những cung bậc âm thanh khi dìu dặt, khi náo nức, vang ngân của tiếng đàn ba-la-lai-ca. Tiếng đàn của cô gái Nga đến từ đất nước xa xôi giúp tôi cảm nhận về tình hữu nghị cao đẹp giữa các quốc gia. Những người bạn quốc tế đã giúp chúng ta xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Sông Đà, mang dòng ánh sáng toả đi muôn nơi, để cuộc sống tươi đẹp hơn. Xúc động biết mấy! Cảm ơn nhà thơ Quang Huy đã viết bài thơ thật hay, thật đẹp về tiếng đàn ba-la-lai-ca và tình hữu nghị thắm thiết, bền chặt.
(Thanh Thanh)
a. Tìm phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn và cho biết ý chính của mỗi phần.
b. Những điều gì ở bài thơ khiến người viết yêu thích hoặc xúc động?
c. Tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua những từ ngữ, câu văn nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Phần mở đầu của đoạn văn: từ “Bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà” đến “những ấn tượng đẹp”. Nội dung chính của phần này là: giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và ấn tượng cho người viết.
Phần triển khai của đoạn văn: từ “Bài thơ gợi lên bức tranh” đến “xúc động biết mấy!”. Nội dung chính của phần này: nêu những vẻ đẹp trong bài thơ và thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết với bài thơ.
Phần kết thúc của đoạn văn: từ “Cảm ơn nhà thơ Quang Huy” đến hết. Nội dung chính của phần này: nhấn mạnh một lần nữa tình cảm, vẻ đẹp của bài thơ.
b. Những điều ở bài thơ khiến người viết yêu thích hoặc xúc động là:
– Bài thơ gợi lên bức tranh sống động.
– Bài thơ tả tiếng đàn thật hay.
– Bài thơ dùng những từ ngữ miêu tả gợi cảm, gợi hình.
c. Tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua:
– Những từ ngữ: ấn tượng, hay, như nghe thấy, giúp chúng ta, toả đi muôn nơi, tươi đẹp hơn, xúc động, cảm ơn, hay, đẹp, tình hữu nghị, thắm thiết, bền chặt.
– Những câu văn:
+ Bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà của tác giả Quang Huy để lại trong tôi những ấn tượng đẹp.
+ Bài thơ tả tiếng đàn thật là hay!
+ Tôi như nghe thấy những cung bậc âm thanh khi dìu dặt, khi náo nức, vang ngân của tiếng đàn ba-la-lai-ca.
+ Những người bạn quốc tế đã giúp chúng ta xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Sông Đà, mang dòng ánh sáng toả đi muôn nơi, để cuộc sống tươi đẹp hơn. Xúc động biết mấy!
+ Cảm ơn nhà thơ Quang Huy đã viết bài thơ thật hay, thật đẹp về tiếng đàn ba-la-lai-ca và tình hữu nghị thắm thiết, bền chặt.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Miêu tả những điều em hình dung khi đọc 2 dòng thơ sau:
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
Câu 4:
Đọc bài ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trong mây
Trông mưa, trông nắng, trong ngày, trắng đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
a. Từ trông được lặp lại mấy lần?
b. Theo em, việc lặp lại đó có tác dụng gì?
G:
Câu 5:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
(Thép Mới)
a. Từ nào được lặp lại ở tất cả các câu trong đoạn?
b. Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?
Câu 6:
Từ nào được lặp lại trong câu tục ngữ dưới đây? Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?
Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Câu 7:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.
Tôi đạp vỡ màu nâu Bầu trời trong quả trứng Bỗng thấy nhiều gió lộng Bỗng thấy nhiều nắng reo Bỗng tôi thấy thương yêu Tôi biết là có mẹ. (Xuân Quỳnh) |
|
a. Từ bỗng xuất hiện mấy lần trong đoạn thơ
b. Việc lặp lại nhiều lần từ bỗng có tác dụng gì? Chọn đáp án đúng.
A. Nhấn mạnh niềm vui của chú gà con vì được mẹ yêu thương.
B. Nhấn mạnh niềm vui của chú gà con vì được ra khỏi quả trứng.
C. Nhấn mạnh sự tươi đẹp của thiên nhiên mà chú gà con quan sát được.
D. Nhấn mạnh sự ngỡ ngàng của chú gà con trước những điều mới mẻ.
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 14 có đáp án
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!