Câu hỏi:
20/03/2024 205Sưu tầm câu chuyện về các nhân vật, tấm gương dũng cảm bảo vệ cái đúng, cái tốt và rút ra bài học cho bản thân.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
GIẢN DỊ VÀ TIẾT KIỆM
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều.
Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác bà đã có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
− Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà:
− Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu. Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”.
→ Bài học cho bản thân: Chúng ta cần noi gương Bác ở đức tính giản dị và tiết kiệm. Hai đức tính đó cần được bảo vệ vì tiết kiệm có thể giúp những người còn khó khăn hơn chúng ta, giúp cho những người thật sự cần giúp đỡ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nghe/hát theo bài hát Nói lời hay, làm việc tốt (Sáng tác: Mai Trâm) và trả lời câu hỏi
Trong bài hát có những việc tốt nào mà học sinh cần thực hiện?
Câu 2:
Xử lí tình huống
• Tình huống 1:
Trên đường đi học về, Cốm bị một nhóm bạn bắt nạt. Thấy Tin chạy đến, nhóm bạn đó cảnh cáo:“Nếu không muốn bị ăn đòn thì không được kể với ai!”.
Nếu là Tin, em sẽ làm gì?
• Tình huống 2:
Hưng là học sinh siêng năng, có thành tích tốt trong học tập, rèn luyện và hoạt động phong trào. Trong giờ học, Hưng thường hăng hái phát biểu xây dựng bài nhưng một số bạn lại cho rằng Hưng thích thể hiện. Hưng tâm sự với Bin: “Mình rất buồn vì các bạn nói mình như thế".
Nếu là Bin, em sẽ làm gì để giúp đỡ Hưng?
Câu 3:
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
Ngày xưa, ở vương quốc Đa-ghét-xtan (Dagestan) có một ông vua nổi tiếng bạo ngược. Dưới triều đại ông ta, nhân dân hết sức lầm than. Thế rồi khắp nơi nơi bỗng truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.
Rồi một ngày, bài hát lọt đến tai vua. Vị vua ra lệnh tìm cho được tác giả bài hát để xử tội. Truy tìm không ra, vị vua ra lệnh tống giam tất cả nhà thơ và nghệ nhân hát rong cả nước. Sau đó, nhà vua ra lệnh họ phải hát cho vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác ca ngợi nhà vua. Tất cả đều cố gắng hoàn thành, riêng có ba nhà thơ kiên quyết im lặng không chịu hát. Họ bị tống giam vào ngục.
Ba tháng sau, vị vua giải ba người ra và cho thêm cơ hội. Một trong ba nhà thơ đã hát ca ngợi vị vua, thế là được thả ra.
Giàn hoả thiêu xuất hiện, một trong hai nhà thơ còn lại cất tiếng hát. Riêng người cuối cùng vẫn im lặng. Vị vua ra lệnh: “Trói hắn và thiêu chết!”.
Cuối cùng, nhà thơ cũng cất vang tiếng hát. Đó là lời hát phơi bày sự thật về nỗi thống khổ của người dân, phê phán thói xấu của nhà vua,... Tiếng hát vang lên, cả hoàng cung rung động cùng với ngọn lửa bừng bừng bốc cháy như giận dữ. Nhà vua bất ngờ thét lên:”Dập tắt lửa! Ta không thể mất nhà thơ chân chính độc nhất của đất nước này”.
(Theo Tiếng Việt 4, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2020)
– Nhà thơ cuối cùng trong câu chuyện đã bảo vệ cái đúng, cái tốt như thế nào? Hành động đó đã mang lại điều gì?
– Vì sao chúng ta cần bảo vệ cái đúng, cái tốt?
Câu 4:
Chia sẻ với các bạn về những việc em đã làm để bảo vệ cái đúng, cái tốt.
Câu 5:
Quan sát tranh và nêu những cái đúng, cái tốt cần bảo vệ
Kể thêm những cái đúng, cái tốt khác cần bảo vệ.
Câu 6:
Quan sát tranh và nêu cách các bạn trong tranh đã bảo vệ cái đúng, cái tốt
Kể thêm các cách khác để bảo vệ cái đúng, cái tốt.
về câu hỏi!