Câu hỏi:
20/03/2024 112So sánh số tiền em có với số tiền đã chi tiêu và cắt giảm những khoản không cần thiết.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Em tự so sánh số tiền em có với số tiền đã chi tiêu và cắt giảm những khoản không cần thiết để có kế hoạch chi tiêu hợp lí hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Quan sát tranh và nêu biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí
Nêu thêm các biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí.
Câu 2:
Xử lí tình huống
• Tình huống 1:
Bố mẹ cho Bin 100 000 đồng để đi tham quan cùng lớp. Chuyến đi bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều nhưng mới đến 11 giờ trưa, Bin đã tiêu hết tiền. Bin không nhớ mình đã tiêu thế nào mà hết nhanh như vậy.
– Em có đồng tình với cách sử dụng tiền của Bin không? Vì sao?
– Nếu là Bin, em sẽ chi tiêu như thế nào cho hợp lí?
• Tình huống 2:
Mẹ bảo Cốm nên đưa số tiền để dành để mẹ giúp mở sổ tiết kiệm ở ngân hàng. Cốm phân vân với ý kiến của mẹ.
Nếu em là Cốm, em sẽ làm gì?
• Tình huống 3:
Tin được mẹ cho tiền để mua đồ dùng học tập nhưng Tin lại dùng tiền đó để mua đồ chơi.
Nếu là Tin, em sẽ sử dụng tiền như thế nào? Vì sao?
• Tình huống 4:
Tiền lì xì vào dịp Tết và tiền để dành, Na bỏ hết vào ống tiết kiệm. Vào năm học mới, Na đem số tiền này mua dụng cụ học tập. Em họ của Na sang chơi và xin bộ dụng cụ học tập cũ nhưng Na từ chối:“Không được! Bộ mới chị dùng, còn bộ này chị cất để dành”.
– Việc làm của Na hợp lí và chưa hợp lí chỗ nào? Vì sao?
– Em sẽ khuyên Na điều gì?
Câu 3:
Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào sau đây? Vì sao?
Câu 4:
Chia sẻ với bạn về việc ưu tiên mua đồ mình cần hay mình thích. Giải thích lí do vì sao.
Câu 5:
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
NIỀM VUI TIẾT KIỆM TIỀN
Có lần, Pla-tông (Platon) hỏi thầy Xô-crất (Socrates)":
– Thầy có nhiều học trò, khoản học phí thu được không nhỏ, tại sao thầy luôn tiết kiệm mà không dùng tiền để hưởng thụ?
Xô-crất hỏi lại:
– Pla-tông này, tại sao trò cho rằng thấy không hưởng thụ?
Pla-tông nói:
– Bởi vì tất cả tiền kiếm được thầy đều cất đi mà không tiêu dùng, vợ thầy cũng chỉ nấu những món ăn đơn giản như chảo lúa mạch, có bữa thì ăn quả sung, nho và uống toàn nước lã đun sôi để nguội. Đã vậy, quần áo của thầy không những cũ kĩ mà còn làm từ vải thô.
Xô-crất cười nói:
– Vì sử dụng tiền hợp lí đem lại cho thầy niềm vui.
Pla-tông hỏi tiếp thầy:
– Niềm vui đó là gì ạ?
Xô-crát bình thản nói:
– Bởi vì thầy sẽ dùng tiền tiết kiệm được để thực hiện lí tưởng lớn,
đó là xây một ngôi trường. Ngôi trường đó sẽ mang lại sự hiểu biết cho
rất nhiều người.
Pla-tông chợt bừng tỉnh:“Ra vậy! Thầy không dùng tiền chi cho hưởng thụ, là vì muốn hoàn thành mục tiêu. Tiết kiệm tiền để thực hiện giấc mơ của mình và giúp đỡ người khác, vì sự tiến bộ của xã hội".
(Theo Gieo hạt cùng vĩ nhân, Tập 9, NXB Thông tin và Truyền thông, 2020)
– Em nhận xét như thế nào về cách chi tiêu của Xô-crát?
– Xô-crất tiết kiệm tiền nhằm mục đích gì?
– Theo em, vì sao chúng ta phải sử dụng tiền hợp lí?
về câu hỏi!