Câu hỏi:
13/07/2024 2,028a) Dựa vào biểu hiện của lòng khoan dung, em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của các chủ thể trong những hình ảnh và trường hợp trên?
b). Em có lời khuyên gì đối với những chủ thể thiếu khoan dung trong những hình ảnh và trường hợp trên?
c) Theo em, để có lòng khoan dung, chúng ta cần làm gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu a)
- Tranh số 1: Bạn học sinh nữ (tóc dài) cảm thấy rất ăn năn, hối hận vì mình trông em không cẩn thận, khiến em bị ngã gãy tay. Dù thời gian trôi qua, tình trạng sức khỏe của em đã có nhiều tiến triển tốt; song bạn ấy vẫn chưa thể tha thứ cho chính mình => điều này cho thấy bạn nữ chưa học được cách khoan dung, tha thứ cho bản thân.
- Tranh số 2: Bạn học sinh nữ đang băn khoăn, không biết có nên tha thứ cho bạn K không, dù bạn K đã có thái độ và hành động sửa chữa lỗi lầm.
- Trường hợp:
+ Anh H gây ra tai nạn giao thông và anh đã phải chấp nhận hình phạt tù. Tuy nhiên, sau khi chấp hành xong bản án, anh H vẫn không nguôi day dứt về lỗi lầm của mình; anh chưa thể buông bỏ quá khứ, tha thứ cho bản thân, do đó, anh thường lủi thủi một mình, không dám giao tiếp với ai.
+ Anh T và mọi người xung quanh đã có thái độ và hành động khoan dung, khi họ tìm mọi cách để gần gũi, động viên, chia sẻ nhằm giúp anh H vượt qua mặc cảm, tái hòa nhập với cộng đồng.
♦ Yêu cầu b)
- Lời khuyên cho bạn HS trong tranh số 1: bạn nên buông bỏ quá khứ, tha thứ cho chính mình.
- Lời khuyên cho bạn HS trong tranh số 2: bạn nên tha thứ cho bạn K, vì K đã có thái độ và hành động sửa chữa lỗi lầm.
- Lời khuyên cho anh H: anh nên buông bỏ quá khứ, tha thứ cho chính mình.
♦ Yêu cầu c)
- Để trở thành người có lòng khoan dung, mỗi chúng ta đều cần:
+ Sống chân thành, rộng lượng;
+ Tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác;
+ Phê phán sự ích kỉ, hẹp hòi, thiếu khoan dung, độ lượng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em đồng tình/ không đồng tình với ý kiến nào dưới đây về lòng khoan dung? Vì sao?
a) Khoan dung là bỏ qua mọi lỗi lầm của người khác.
b) Không biết tha thứ cho bản thân mình là không khoan dung.
c) Khoan dung là phải quyết liệt phê phán tất cả những người mắc sai lầm.
d) Khoan dung là chấp nhận mọi sở thích, thói quen của người khác.
Câu 2:
Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn về lòng khoan dung, từ đó xác định biểu hiện, ý nghĩa và rút ra bài học về lòng khoan dung.
Câu 3:
Từ câu danh ngôn dưới đây, em hãy viết một đoạn văn về tác hại của sự thiếu khoan dung trong cuộc sống:
Không khoan dung cũng là một hình thức bạo lực và là trở ngại cho sự phát triển của một tinh thần dân chủ thực sự.
(Mahatma Gandhi)Câu 4:
Em hãy đọc các tình huống sau để trả lời câu hỏi:
Tình huống a) D luôn cảm thấy day dứt vì đã mắc lỗi với ông nội. Bây giờ, ông đã mất, D càng cảm thấy ân hận vì không còn cơ hội để nhận lỗi với ông nữa.
Nếu là bạn của D, em sẽ khuyên D điều gì?
Tình huống b) Do không tìm hiểu kĩ, Q nói với thầy giáo rằng P làm hỏng thiết bị của phòng thí nghiệm. Bị phê bình oan, P giận và nói sẽ không bao giờ chơi với Q nữa. Cuối năm học, Q cùng gia đình chuyển tới nơi khác. Trước khi đi, Q nhắn tin muốn gặp để chào và xin lỗi P. Khi ấy, P vẫn còn giận Q nên băn khoăn không biết có nên gặp Q không.
Theo em, P nên làm gì?
Tình huống c) K rủ T tham gia một nhóm bạn. Trong nhóm đó có một số người hay bình luận khiếm nhã về trang phục, hình dáng và đời tư của người khác.
Nếu là T, em sẽ nói gì với K?
Câu 5:
Em hãy nêu một số tình huống thường gặp trong cuộc sống đòi hỏi lòng khoan dung và đưa ra cách ứng xử theo bảng gợi ý sau:
Không gian |
Tình huống |
Cách ứng xử |
Gia đình |
|
|
Nhà trường |
|
|
Xã hội |
|
|
Câu 6:
Em hãy viết một bức thư gửi tới người mà em cảm thấy ân hận khi đã từng ứng xử thiếu khoan dung với họ.
Câu 7:
Em hãy thiết kế một sản phẩm (bức tranh, thông điệp, tiểu phẩm, đoạn thơ,...) về vai trò của lòng khoan dung trong cuộc sống và chia sẻ ý nghĩa của sản phẩm đó.
về câu hỏi!