Câu hỏi:
13/07/2024 834Sưu tầm và kể cho người thân nghe một mẫu chuyện về Nguyễn Hiền.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Ông Trạng thả diều
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều.
Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.
Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thực hiện yêu cầu:
a. Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và 2 – 3 nghĩa chuyển của các từ sau:
đầu
cao
b. Đặt câu để phân biệt các nghĩa tìm được của mỗi từ.
Câu 2:
Đặt câu có từ “nhanh” với mỗi nghĩa sau:
a. Có tốc độ, nhịp độ trên mức bình thường, trái ngược với “chậm".
b. Tỏ ra có khả năng tiếp thu, phản ứng ngay tức khắc hoặc trong một thời gian rất ngắn.
Câu 3:
Đọc các câu thơ, câu văn sau và thực hiện yêu cầu:
a.
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Nguyễn Đinh Thi
b. Nắng đã chiếu sáng loà cửa biển.
Anh Đức
c. Trên quảng trường Ba Đình, cả biển người, cả rừng cờ hoa hướng về lễ đài hân hoan vẫy chào Bác.
Phan Anh
– Từ "biển" trong câu nào được dùng với nghĩa gốc? Từ “biển" trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển?
– Đặt một câu có từ “biển” được dùng với nghĩa chuyển.
Câu 4:
Dựa vào bài tập 2 trang 45, lập dàn ý cho bài văn tả một danh lam thẳng cảnh mà em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh,...
Gợi ý:
Mở bài
Giới thiệu cảnh chọn tải
– Tên danh lam thắng cảnh.
– Thời điểm chọn tả.
- ?
Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc,... về cảnh chọn tả hoặc liên hệ thực tế.
Câu 6:
Trạng nguyên nhỏ tuổi
Nguyễn Hiền quê ở làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường. Từ bé, cậu đã thể hiện tư chất vượt trội, học đâu hiểu đó, nên được mệnh danh là thần đồng.
Nhờ trí tuệ tinh thông, Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên khi mới mười hai tuổi. Nhà vua thấy Trạng còn nhỏ nên cho về nhà ba năm để học lễ. Một lần, triều đình tiếp sứ thần nhà Nguyên. Nghĩ rằng nước Đại Việt không có người tài, sứ thần bèn thách đố vua quan nhà Trần xâu sợi chỉ qua vỏ một con ốc xoắn nhỏ xíu.
Vua Trần Thái Tông truyền cho các quan tìm cách xâu chỉ qua vỏ ốc. Họ loay hoay tìm mọi cách nhưng không ai xâu được. Chợt nghĩ đến vị trạng nguyên nhỏ tuổi, Vua sai một viên quan về làng Dương A gặp Nguyễn Hiền để hỏi ý kiến.
Vừa đến đầu làng, viên quan gặp ngay một đám trẻ chăn trâu. Trong đó, có một cậu bé mặt mũi khôi ngô đang chỉ cho các bạn nặn voi bằng đất.
Viên quan đoán cậu bé ấy là trạng Hiền nhưng vẫn ra một vế đối để thử tài. Trạng nhanh chóng đáp lại bằng một về đối cứng cỏi. Viên quan phục lắm.
Biết chắc đây là người cần tìm, viên quan truyền lại ý Vua. Không cần nghĩ lâu, Nguyễn Hiền bày cho các bạn cùng hát:
Tích tịch tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thì lấy giấy mà bưng
Bên thì bội mở kiến mừng kiến sang.
Quan nghe xong, biết đây chính là câu trả lời triều đình cần, bèn cáo từ trạng Hiền rồi vội vã về kinh.
Nhận được vỏ con ốc xoắn có sợi chỉ mảnh xâu qua, sử thần nhà Nguyễn phải bội phục tài trí của người dân Đại Việt.
Ít lâu sau, Vua cho người mang mũ áo trạng nguyên vời Nguyễn Hiền về triều giúp nước.
Theo Truyện danh nhân Việt Nam
- Làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trưởng: nay là thôn Dương A, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
- Tinh thông: hiểu biết tường tận, thấu đáo và có khả năng vận dụng thành thạo.
- Bội phục: cảm phục sâu sắc.
Hai đoạn đầu giới thiệu những thông tin gì về Nguyễn Hiền?
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!