Câu hỏi:
11/07/2024 600Vì sao tác giả nói "Sáng vui đón tuổi lên mười/ Ngỡ như đất nước đẹp tươi lớn cùng."?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Tác giả nói "Sáng vui đón tuổi lên mười/ Ngỡ như đất nước đẹp tươi lớn cùng." Vì khi em sang tuổi mới, ai ai cũng vui vẻ, em chào đón những điều tốt đẹp hơn tưởng như đất nước cũng lớn cùng em thêm một tuổi.
* Học thuộc lòng bài thơ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh vật ở một danh lam thắng cảnh mà em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh,..., trong đoạn văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá.
Câu 2:
Tra từ điển đề tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “mặt”, “chân”.
Câu 3:
Viết 3 – 4 câu là một cảnh đẹp thiên nhiên, trong đó có sử dụng từ “mặt” hoặc từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển.
Gợi ý:
Câu 4:
Viết và trang trí một tấm thiệp chúc mừng bạn nhân dịp bạn tròn mười tuổi.
Câu 5:
Đọc câu thơ, câu văn sau và thực hiện yêu cầu:
a.
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
Trần Đăng Khoa
b. Mặt trời còn khuất sau quả đồi, ảnh một vùng hồng lên nền trời xanh biếc.
Thạch Lam
– Từ "quả" trong câu nào được dùng với nghĩa gốc, từ "quả" trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển?
– Tìm thêm 1 – 2 nghĩa chuyển của từ “quả”.
– Đặt câu có từ "quả" với mỗi nghĩa chuyển tìm được.
Câu 6:
Nay em mười tuổi
Nắng hồi hộp thức suốt đêm
Đợi ban mai tới mừng em lên mười
Trống trường vang tiếng nói cười
Thu đi học cõng khoảng trời dễ thương.
Trăng khuya lóng lánh ven đường
Cỏ xanh hớn hở đính sương làm quà
Chú gà dậy sớm nhất nhà
Ó o gọi cả bao la rực hồng.
Lúa phơi bông khắp cánh đồng
Gió thơm bay giữa mênh mông thảm vàng
Để trang cổ tích mơ màng
Căng tròn trái thị dịu dàng toả hương.
Ngắm bầy chim liệng thân thương
Ríu ran bỗng thấy bốn phương reo mời
Sáng vui đón tuổi lên mười
Ngỡ như đất nước đẹp tươi lớn cùng.
Hoài Khánh
Mỗi món quà thiên nhiên tặng bạn nhỏ vào tuổi lên mười được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 7:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng. Hòn núi từ màu xám xịt đổi ra màu tím sẫm; từ màu tím sẫm đổi ra màu hồng; rồi từ màu hồng lần lần đổi ra màu vàng nhạt. Cho đến lúc mặt trời chễm chệ ngự trị trên chòm mây, ngọn núi mới trở lại màu xanh biếc thường ngày của nó.
Theo Thẩm Thệ Hà
a. Đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh từ thời điểm nào đến thời điểm nào? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?
b. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để tả màu sắc của núi ở các thời điểm khác nhau?
c. Mặt trời được nhân hoá bằng cách nào? Cách nhân hoá đó có gì thú vị?
về câu hỏi!