Câu hỏi:
13/07/2024 1,090Chia sẻ với bạn những điều em tìm hiểu được về một làng nghề. Gợi ý:
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Nhắc đến du lịch Hà Nội không thể không kể đến nhiều làng nghề truyền thống đặc trưng như làng lụa Vạn Phúc, làng nón Chuông Chương Mỹ, làng hoa Tây Tựu, làng rối nước Đào Thục, làng đúc đồng Ngũ Xá hay làng quạt Chàng Sơn… Nhưng ngôi làng nằm ở đầu danh sách chính là làng nghề gốm sứ Bát Tràng.
Làng nghề gốm sứ Bát Tràng nằm ở tả ngạn con sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, nằm cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam. Đây là làng nghề vốn đã nổi tiếng từ xưa về các mặt hàng bằng gốm sứ.
Làng nghề này đã có mặt từ thời nhà Lý, trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao biến động và thăng trầm của đất nước. Nhưng cái tên Bát Tràng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay và ngày càng phát triển hơn.
Gốm Bát Tràng luôn được đánh giá rất cao về chất lượng sản phẩm, với nhiều kiểu dáng, mẫu mã. Còn được chia theo các nhóm chức năng sử dụng như: gốm gia dụng, đồ thờ cúng, gốm mỹ nghệ, gốm xây dựng và trang trí.
Gốm Bát Tràng đã lưu hành đến mọi miền của đất nước và thậm chí ra đến cả nước ngoài. Làng gốm Bát Tràng vừa là một thương hiệu sản phẩm mang tính quốc gia, vừa là nơi gìn giữ giá trị văn hóa của thủ đô. Nơi đây trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội được nhiều du khách ưa thích.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc và xác định các phần mở đầu, diễn biến, kết thúc của truyện sau dựa vào gợi ý:
Ba lưỡi rìu
Ngày xưa có một anh tiều phu rất nghèo. Gia tài của anh chỉ có một chiếc riu sắt.
Sáng ấy, như thường lệ, anh vác rìu vào rừng kiếm củi. Vừa chặt được vài nhát thì rìu gãy cán, lưỡi rìu văng xuống sông. Anh tiểu phu buồn rầu: “Ta chỉ có một chiếc rìu để kiếm sống, giờ đã mất. Ta biết sống sao đây!". Nghe lời than của anh tiều phu, tiên ông biến thành một cụ già, hiện lên an ủi:
– Con đừng buồn! Ta sẽ giúp con.
Nói rồi, cụ già lặn xuống sông. Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng
bạc. Cụ già hỏi:
– Lưỡi rìu này là của con phải không?
– Thưa cụ, lưỡi rìu này không phải của con.
Cụ già lại lặn xuống sông. Lần thứ hai, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng và hỏi:
– Chắc lưỡi rìu này là của con?
– Thưa cụ, lưỡi rìu này cũng không phải của con.
Cụ già lại lặn xuống sông lần nữa. Lần thứ ba, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt. Vừa nhìn thấy lưỡi rìu, anh mừng rỡ:
– Đây đúng là lưỡi rìu của con!
Cụ già từ tốn:
– Con là người trung thực! Vì thế phần thưởng của con là cả ba lưỡi rìu này.
Nói xong, cụ già biến mất. Từ đó, anh tiều phu sống sung túc.
Theo Truyện cổ tích Việt Nam
Câu 2:
Đọc đoạn văn kể lại một sự việc trong câu chuyện “Ba lưỡi rìu” của bạn Hạnh Nguyên và thực hiện yêu cầu:
Cụ già lại lặn xuống sông lần thứ ba. Một lát sau, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt. Vừa nhìn thấy lưỡi rìu cũ kĩ, anh mừng rỡ, reo lên:
– Thưa cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con!
Nhìn anh tiều phụ, cụ già thầm nghĩ: “Chàng trai này quả đúng là người thật thà!". Cụ già vuốt chòm râu, mỉm cười hài lòng:
– Con là người trung thực! Vì thế, ta thưởng cho con cả ba lưỡi rìu này. Anh tiểu phu cúi xuống, đưa hai tay đón lấy ba lưỡi rìu và cúi đầu cảm ơn ông. Lúc anh ngẩng lên, cụ già đã biến mất.
Hạnh Nguyễn
a. Bạn Hạnh Nguyên chọn kể sự việc nào?
b. Tìm những chi tiết bạn Hạnh Nguyên đã viết thêm vào khi kể sự việc đó.
- Tả đặc điểm của người, vật.
- Kể hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện.
- ?
c. Cùng bạn trao đổi:
– Những chi tiết viết thêm có tác dụng gì?
– Những chi tiết đó có làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện hay không?
Câu 3:
Cùng bạn trao đổi:
a. Nếu viết đoạn văn kể một sự việc trong câu chuyện “Ba lưỡi rìu”, em sẽ chọn kể sự việc nào?
b. Khi kể sự việc đó, em sẽ thêm vào những chi tiết nào để đoạn văn sinh động, hấp dẫn hơn?
Câu 5:
Mặt trời lên, những đồng muối và mặt ruộng được so sánh với những gì? Cách so sánh đó có gì thú vị?
Câu 6:
Mặn mòi vì muối Bạc Liêu
Bạc Liêu đẹp nhất từ tháng Mười hai đến tháng Tư năm sau, khi từng cánh đồng trở nên sinh động và rộn vui cùng diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch muối.
Vào dịp tháng Ba, tháng Tư là lúc thu hoạch rộ nhất, diêm dân bắt đầu làm việc từ ba giờ sáng để tránh cái nắng chói chang đầu mùa khô. Những bóng đèn lập loè trong màn sương, trong không gian bao la trải dài nối tiếp nhau của những ô ruộng muối. Tiếng bước chân, tiếng gọi nhau í ới xen lẫn tiếng cười đùa của diêm dân làm muối đêm. Tiếng những chiếc cào gỗ cà xuống mặt ruộng sột soạt, những người đàn ông khoẻ mạnh nhất đang dồn muối thành đống, những cánh muối nở hoa trong đêm.
Mặt trời lên, những đồng muối sáng rực dưới nắng sớm như những viên kim cương lấp lánh. Nắng càng gay gắt, muối càng mau khô. Mặt ruộng lúc này tựa như những tấm gương khổng lồ phản chiếu ánh sáng và bóng của diêm dân, tạo nên khung cảnh thơ mộng mà sinh động như bức tranh sơn dầu nghệ thuật.
Những hạt muối được làm ở Bạc Liêu có hương vị riêng. Tình nghĩa đậm đà của người dân gửi gắm qua từng hạt muối như tấm lòng của những người con luôn bám chặt lấy nghề trước cơ cực, gian nan, chân chất nhưng thấm đẫm nghĩa tình quê hương.
Theo Khánh Phan
Diêm dân: người dân sống bằng nghề làm muối.
về câu hỏi!