Câu hỏi:
13/07/2024 250Nghe hoặc đọc đoạn lời bài hát “Nụ cười” và chia sẻ với bạn về ý nghĩa của tiếng cười đối với cuộc sống:
Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười.
Cầu vồng thêm lung linh bao sắc ánh lên ở khắp trời.
Nụ cười tươi chúng ta cùng chung niềm vui.
Trong cuộc sống đầm ấm yên vui ta cùng cất tiếng cười.
Nhạc: Nga – Phỏng dịch lời: Phạm Tuyên
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đối với mỗi chúng ta nụ cười giúp xua tan mệt mỏi sau một ngày dài làm việc và học tập. Nụ cười đánh tan nỗi buồn, sự cô đơn. Cười giúp bản thân có thêm động lực để đứng lên sau mỗi lần vấp ngã, để hướng đến thành công trong tương lai. Nụ cười còn thần kỳ như một cây bút vẽ lên gam màu tươi sáng cho cuộc sống. Một số người cho rằng nụ cười như một sợi dây liên kết chúng ta với mọi người xung quanh. Nó giúp chúng ta hòa nhập hơn, có được những mối quan hệ thoải mái hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thực hiện yêu cầu:
a. Viết lời nói và lời đáp cho một trong các tình huống sau:
Em muốn mượn bạn một cuốn sách.
Em rủ em trai cùng chơi đá bóng.
Em mời ba mẹ dùng cơm tối.
b. Chỉ ra các đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hộ đã sử dụng ở mỗi tình huống.
Câu 2:
Dựa vào bài tập 1, lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích cây thì là” với những chi tiết sáng tạo.
Gợi ý:
Câu 3:
Tìm đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hộ có trong đoạn văn sau:
Mặt trời lặn, châu chấu và giun đất đi đến tổ kiến.
Châu chấu hỏi:
– Hôm nay là ngày thế nào hả bác kiến đáng kính?
– Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.
Theo V. Ô-xê-ô-va, Thuỷ Toàn dịch
Câu 4:
Xếp các từ dùng để xưng hô trong đoạn trích sau vào nhóm thích hợp:
a. Từ chỉ người nói.
b. Từ chỉ người nghe.
c. Từ chỉ người, vật được nhắc tới.
Yết Kiêu đục thuyền giặc chẳng may bị giặc bắt.
Tướng giặc: – Mi đục mấy chục chiến thuyền của ta phải không?
Yết Kiêu: - Phải!
Tướng giặc: – Phải là thế nào?
Yết Kiêu: – Phải là lẽ phải thế!
Tướng giặc: - A, thằng này láo! Quân đâu, lôi nó ra chém đầu!
Yết Kiêu: – Một việc làm vô ích! Chiến thuyền của người vẫn đắm!
Theo Lê Thị
Câu 5:
Các danh từ in đậm trong đoạn văn sau được dùng để làm gì?
Tuấn reo lên:
− A, sao chổi kìa!
Bé Hà nhìn nhanh về phía tay anh chỉ. Ngôi sao chổi như một vật quét sáng dài trên sân trời mênh mông. Bé Hà thắc mắc:
– Thế trời cũng quét sân hả anh?
– Trời bắt chước em đấy! Trên trời cũng phải đưa vài nhát chối chứ! – Tuấn nhìn em cười hóm hỉnh.
Phạm Đình Ân
Chọn ý trả lời đúng:
Để hỏi.
Để xưng hô.
Để thay thế.
Câu 6:
Ghi lại một tên gọi trong bài thơ “Nụ cười mang tên mùa xuân" mà em thích và lí do em thích.
Câu 7:
Đọc truyện sau và thực hiện yêu cầu:
Sự tích cây thì là
Ngày xưa, các loài cây đều chưa có tên. Một hôm, Trời tập hợp chúng lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây đều đến thật sớm để xin Trời
đặt cho một cái tên thật đẹp.
Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhưng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau có cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,...
Đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, một nhành cây nhỏ mới chạy đến. Nó nói vì bận chăm sóc bà đang bị bệnh nên đã đến muộn. Cảm động trước lòng hiếu thảo của cây nên Trời không trách phạt. Nhưng lúc này, Trời chưa nghĩ ra được tên gì hay. Ông ngập ngừng:
– Tên của con... thì là... thì là...
Nhành cây nghe vậy mừng quá, hét toáng lên:
– Tôi có tên rồi! Tên tôi là "thì là”!
Nó vội vàng cảm ơn Trời rồi chạy về nhà khoe với bà của mình. Nó đâu biết rằng “thì là” không phải là tên Trời đặt cho, mà chỉ là lời nói ngập ngừng của ông khi chưa nghĩ ra cho nó một cái tên.
Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là.
Theo truyện cổ tích Việt Nam
a. Tìm các phần mở đầu, diễn biến và kết thúc của truyện.
b. Chọn một sự việc ở phần diễn biến và chia sẻ với bạn: Em sẽ thêm vào sự việc đó những chi tiết nào để câu chuyện sinh động, hấp dẫn hơn?
về câu hỏi!