Câu hỏi:
13/07/2024 2,085Thực hiện yêu cầu:
a. Xếp đại từ in đậm trong các đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:
1 Đại từ nghi vấn
2 Đại từ thay thế
Cụ giả hỏi:
– Thầy Bảy, thầy coi giùm nó là con gì?
Thầy giáo Bảy nhìn con vật rồi báo:
– Đây là một con kì đà! Đúng vậy, một con kì đài
Theo Đoàn Giỏi
Nhìn chiếc lá nhỏ khẽ rung rinh như reo vui, Mây hỏi bố:
– Bố ơi, bé cây của con bao giờ có quả ạ?
– Đó là một cây cà chua bị phải không? Con sẽ phải chờ khoảng một tháng để cây lớn. Con phải bắc một cái gian nhỏ để cành cây có chỗ dựa.
– Sao cây lại cần chỗ dựa a?
– Cành cây nhỏ sẽ không chịu được sức nặng của những chùm quả, con ạ.
– Ồ, vậy là con sẽ có thật nhiều quả cà chua bi!
Mai Hương
b. Mỗi đại từ ở nhóm 2 thay thế cho từ ngữ nào trước nó?.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a.
1. Đại từ nghi vấn: gì, bao giờ, sao.
2. Đại từ thay thế: đây, vậy, đó.
b.
“Đây” thây thế cho “con vật”
“Vậy” thay thế cho “là một con kì đà”
“Đó” thay thế cho “bé cây của con”
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết 2 – 3 câu giới thiệu về một nhân vật em thích trong một bài đọc đã học, trong đó có sử dụng đại từ dùng để thay thế.
Câu 2:
Đặt ba câu để hỏi những điều em muốn biết thêm về một bạn trong lớp, trong mỗi câu có sử dụng đại từ dùng để hỏi.
Câu 3:
Tìm các đại từ có trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của mỗi đại từ.
Một buổi sáng, sóc nhỏ nghe thấy tiếng thút thít của cây non. Chú hỏi:
– Sao bạn khóc?
– Tôi sợ lũ sâu sẽ ăn hết những chiếc lá non....
– Đừng sợ chúng! Tôi sẽ bảo vệ bạn. – Sóc nhỏ quả quyết.
Dạ Ngân
Câu 4:
Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 97, viết đoạn văn kể lại một sự việc trong câu chuyện “Sự tích cây thì là” với những chi tiết sáng tạo.
Gợi ý:
Câu 5:
Trao đổi với bạn: Câu tục ngữ sau giúp em hiểu điều gì?
Tháng Ba đom đóm bay ra
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.
Câu 6:
Mùa vừng
Mùa thu dịu dàng dắt kí ức của tôi quay về với nỗi nhớ đồng quê – nhớ những cánh đồng nhuộm vàng màu vùng chín.
Khi đàn sẻ nâu tíu tít chở nắng về, ấy là lúc vừng đến mùa thu hoạch. Lúc này, trông ra chân trời bừng ánh ban mai, cả cánh đồng vùng như một tấm giấy kim tuyến lớn, tươi vàng, lấp lánh. Trên đồng, các bà, các mẹ đang cần mẫn gặt vừng. Màu áo bà ba nâu sơn, màu nón trắng nhấp nhô theo từng đợt sóng vùng gợn nhẹ như tạo điểm nhấn cho bức tranh ngày mùa ấn tượng.
Chiều về, dọc những con đường nhỏ như dải lụa đỏ quanh co vắt ngang cánh đồng, những chiếc xe bò chất đầy những bó vừng vàng tươi đang túc tắc về làng. Mùi dầu vừng mới gặt xong theo gió thoảng toả ra hăng hăng, nồng nã. Trên lưng trâu, những chú bé có chỏm tóc trái đào nở nụ cười rạng ngời trong nắng, bỏ lại đằng sau bầy chim non líu ríu gọi nhau về nhặt nhạnh những hạt vừng còn vương sót lại.
Một trưa xa nhà, chiêm ngưỡng bức kí hoạ về hình ảnh người mẹ lom khom gặt những khóm vừng trĩu bông mà đứa bạn thân vẽ tặng, chợt muốn được là chú bé năm nào, ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đi giữa cánh đồng vừng chín vàng, rộn ràng tiếng sẻ du ca...
Theo Phan Đức Lộc
• Nồng nã: (mùi) rất nồng, rất đậm.
• Kí hoạ: một hình thức về nhanh.
• Du ca: đi khắp nơi để ca hát, biểu diễn phục vụ cộng đồng.
Điều gì dắt kí ức của tác giả quay về với nỗi nhớ đồng quê?
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!