Câu hỏi:
22/03/2024 473Viết bài văn dựa vào dàn ý đã lập ở trang 97 và đoạn văn đã viết ở trang 101.
Lưu ý:
– Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?
– Em kể lại câu chuyện thể nào?.
+ Kể đầy đủ các sự việc của câu chuyện.
+ Kể chi tiết hơn đối với sự việc em chọn.
+ Thêm vào một sự việc những chi tiết sáng tạo giúp câu chuyện sinh động, lôi cuốn hơn tả đặc điểm của các loài cây; kể lại hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật; bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật,...
– Em viết đoạn kết bài thế nào để người đọc ấn tượng?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Ngày xưa, các loài cây đều chưa có tên. Một hôm, Trời tập hợp chúng lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây đều đến thật sớm. Ai ai cũng hớn hở mong chờ được Trời đặt cho một cái tên thật đẹp. Mỗi loài cây đều diện bộ trang phục xinh đẹp nhất và khoe điểm nổi bật nhất của mình.
Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhưng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau có cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,...
Đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, một nhành cây nhỏ mới vội vã chạy đến. Nó thở hổn hển, nói:
- Con xin lỗi vì bận chăm sóc bà đang bị bệnh nên con đã đến muộn. Xin Trời hãy thương tình đặt cho con một cái tên.
Cảm động trước lòng hiếu thảo của cây nên Trời không trách phạt mà thương vô cùng. Nhưng lúc này, Trời chưa nghĩ ra được tên gì hay. Ông suy nghĩ mãi rồi ngập ngừng:
– Tên của con... thì là... thì là...
Nhành cây nghe vậy mừng quá, hét toáng lên:
– Tôi có tên rồi! Tên tôi là "thì là”!
Nó vội vàng cảm ơn Trời rồi chạy về nhà khoe với bà của mình. Nó đâu biết rằng “thì là” không phải là tên Trời đặt cho, mà chỉ là lời nói ngập ngừng của ông khi chưa nghĩ ra cho nó một cái tên. Bà khen cậu:
- Con có một cái tên thật đặc biệt!
Muôn loài đều rất yêu thích tên của cậu.
Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm đại từ trong đoạn văn sau và xếp vào nhóm thích hợp:
Đại từ xưng hô
Đại từ nghi vấn
Đại từ thay thế
Ngày xưa có một bác nông dân đang gieo hạt cải củ bỗng một con gấu chạy đến quát:
– Ai cho phép ngươi vào rừng của ta?
Bác nông dân trả lời:
– Ông gấu ơi, để tôi gieo ít cải. Cái lớn, tôi chỉ lấy gốc còn lại là phần ông. Gấu vui vẻ:
– Thế cũng được. Nhưng ngươi phải giữ đúng lời hứa.
Cải củ lớn. Bác nông dân đảo củ đem về, ngọn để lại cho gấu. Gấu ăn thấy đắng, tức lắm, nhưng không làm gì được.
Theo Truyện ngụ ngôn
Câu 2:
Thực hiện yêu cầu:
a. Viết tiếp 2 – 3 câu để hoàn thành đoạn hội thoại dưới đây, trong đó có sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô.
Sáng Chủ nhật, Tuấn hỏi Long:
– Long ơi, sáng nay cậu có bận gì không?
- ?
b. Chỉ ra các đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô đã sử dụng ở bài tập a.
Câu 3:
Tìm 1 – 2 đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô phù hợp để thay cho mỗi □ trong các đoạn hội thoại sau:
a. Nghỉ hè, Quang gọi điện thoại cho bà:
– □ ơi, hai tuần nữa, cả nhà □ sẽ về thăm □ .
– Thế hả? □ chờ đón bố mẹ và □ .
b. Chọn được cuốn sách ưng ý, Vy nói với cô thủ thư:
- □ ơi, □ muốn mượn cuốn này ạ.
- □ đợi một chút, □ sẽ ghi phiếu mượn cho □ .
Câu 4:
Kể lại tóm tắt trò chơi của các bạn nhỏ và bày tỏ suy nghĩ của em về trò chơi đó.
Câu 5:
Trước ngày Giáng sinh
Khách đến trước Giáng sinh một ngày. Hai chị em Lô-ra và Me-ri nghe tiếng chuông khua rộn rã, rồi một cỗ xe trượt tuyết lớn xuất hiện từ phía khu rừng và tiến đến cổng. Trong xe có dì, dượng và các em họ. Tất cả đều được trùm kín bởi những tấm chăn, áo choàng dài và những tấm da bò.
Khi mọi người vào trong, ngôi nhà nhỏ bỗng đầy ắp tiếng cười. Sau khi dì cởi áo choàng cho bọn trẻ thì chúng bắt đầu chạy đùa la hét. Được một lát, em A-lít-xơ nói:
– Tớ chỉ cho tất cả chơi trò gì nhé. Chúng mình tạo hình trên tuyết đi.
Cô bé nói phải ra ngoài trời mới chơi được. Má giúp bọn trẻ mặc áo choàng, găng tay và áo khoác để giữ ấm.
Bọn trẻ chưa bao giờ được chơi vui đến thế. Mỗi đứa tự leo lên một gốc cây, dang rộng hai tay, rồi cùng lúc, buông mình xuống lớp tuyết dày mịn. Chúng ngã úp mặt xuống đất. Rồi chúng cố đứng lên mà không làm hỏng những hình thù đã in trên tuyết. Nếu làm khéo thì sẽ tạo ra trên lớp tuyết trắng những hình rất dễ thương.
Cả bọn chơi đùa vui đến nỗi khi đêm xuống chúng vẫn còn phấn khích, cứ nằm trằn trọc mãi.
Đám trẻ xì xào cho đến khi má nghe được. Má nói: "Sác-lơ ạ, bọn trẻ sẽ chẳng ngủ được nếu anh không chơi đàn cho chúng nghe.”. Thế nên ba lại lấy cây đàn vĩ cầm xuống. Căn phòng ấm áp và đầy ánh lửa sáng. Những chiếc bóng to lớn của ba má và dì dượng in trên vách trong ánh lửa bập bùng.
Bọn trẻ thiếp đi trong lúc ba và cây đàn cùng hát khe khẽ...
Theo Lô-ra Inh-gan Oai-đơ, Lưu Diệu Vân dịch
Trong đoạn đầu, sự xuất hiện của những vị khách được tả như thế nào?
Câu 6:
Hình ảnh gia đình bạn nhỏ trong câu chuyện gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
Câu 7:
Tìm những chi tiết nói lên niềm vui, sự náo nức của các bạn nhỏ khi tham gia trò chơi.
về câu hỏi!