Câu hỏi:
12/07/2024 121Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc của em khi chứng kiến hoặc tham gia một việc làm góp phần bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
a. Em đã chứng kiến hoặc tham gia việc làm nào góp phần bảo vệ môi trường?
- Tắt đèn để hưởng ứng "Giờ Trái Đất".
- Hưởng ứng cuộc vận động “Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường".
- ?
b. Em có những suy nghĩ, cảm xúc gì khi chứng kiến hoặc tham gia việc làm đó?
- Về các hoạt động.
- Về những người tham gia.
- Về kết quả hoặc ý nghĩa của hoạt động.
- ?
c. Bày tỏ mong muốn hoặc hi vọng khi chứng kiến hoặc tham gia việc làm đó.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Em đã tham gia việc tắt đèn để hưởng ứng "Giờ Trái Đất" và cũng đã tham gia cuộc vận động "Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường" bằng cách lựa chọn sử dụng các sản phẩm có tác động nhỏ hơn đến môi trường.
b. Cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường là một sự hạnh phúc và tự hào. Em cảm thấy vui mừng khi nhìn thấy mọi người cùng hưởng ứng và tham gia, biết rằng mình đang làm phần nhỏ để bảo vệ môi trường. Em cảm thấy khâm phục và tôn trọng những người tham gia hoạt động này, vì họ đều có ý thức và trách nhiệm với môi trường xung quanh. Khi nhìn thấy những kết quả tích cực từ các hoạt động này, như sự giảm lượng rác thải, tiết kiệm năng lượng, em cảm thấy hạnh phúc và hi vọng cho tương lai sạch đẹp hơn.
c. Em hy vọng rằng các hoạt động bảo vệ môi trường sẽ được tổ chức thường xuyên hơn và có sự tham gia tích cực từ cộng đồng. Em mong muốn mọi người sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và thực hiện những hành động nhỏ để góp phần làm cho hành tinh chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ sau:
Em yêu nhà em
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong.
Có ông ngô bắp râu hồng như tờ
Có ao muống với cá cờ
Em là chị Tấm đợi chờ bống lên
Có đầm ngào ngạt hoa sen
Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em.
Đoàn Thị Lam Luyền
Câu 2:
Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Ngôi nhà
Em yêu nhà em Hàng xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm.
Em yêu tiếng chim Đầu hồi lãnh lót Mái vàng thơm phức Rạ đầy sân phơi. |
Em yêu ngôi nhà Gỗ, tre mộc mạc Như yêu đất nước Bốn mùa chim ca. Tô Hà
|
a. Tìm và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ có trong bài thơ.
b. Viết 2 – 3 câu văn hoặc sáng tác 4 – 6 dòng thơ bày tỏ tình cảm về ngôi nhà em ở, trong đó có sử dụng điệp từ, điệp ngữ.
Câu 3:
Viết 4 – 5 câu bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về một nhân vật trong bài đọc “Ông Trạng Nồi”.
Câu 5:
Ông Trạng Nồi
Thuở xưa, ở làng nọ, có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi. Chàng rất thông minh và ham học.
Nghe tin nhà vua mở khoa thi, chàng học trò nghèo miệt mài đèn sách. Đến bữa, đợi nhà hàng xóm ăn xong, chàng mới sang mượn nồi. Lần nào, chàng cũng cọ sạch nồi trước khi đem trả.
Khoa thi năm đó, chàng đỗ trạng nguyên. Nhà vua mở tiệc ban thưởng cho những người thi đỗ. Tiệc xong, nhà vua nói:
– Trước khi giúp nước, ta cho phép quan trạng về tạ ơn tổ tiên, thăm họ hàng, làng xóm. Ta sẽ ban thưởng cho nhà người và cho phép nhà người tự chọn phần thưởng. Quan trọng lễ phép:
– Tậu bệ hạ! Thần chỉ xin một chiếc nồi nhỏ để mang về quê.
Nhà vua rất ngạc nhiên nhưng vẫn ban cho quan trạng một chiếc nồi đúc bằng vàng.
Về đến nơi, quan trọng chào hỏi, cám ơn dân làng, rồi cầm chiếc nồi đi đến nhà hàng xóm. Thấy quan trọng đến, chủ nhà vội vàng ra chào, đón vào nhà. Quan trọng nói:
– Thưa ông, tôi xin biếu ông chiếc nồi nhà vua ban cho để tạ ơn. Nhờ ông có lòng giúp đỡ, tôi mới được như ngày nay.
Nghe quan trạng nói, người hàng xóm nghĩ thầm: "Cho mượn nồi thì có gì mà quan trạng phải trả ơn to đến thế!”. Như đoán biết ý nghĩ của ông, quan trạng thong thả:
– Hồi đó, vì bận ôn thi không có thời gian đi kiếm gạo, nên tôi đã mượn nồi của nhà ông để ăn vét cơm cháy trong mấy tháng trời. Nay đã đỗ đạt, tôi có chút quà mọn để trả ơn.
Chủ nhà và dân làng rất xúc động, cảm phục gương hiếu học và lòng biết ơn của quan trạng.
Vị quan trạng trẻ tuổi ấy chính là Tô Tịch, một người học giỏi nổi tiếng thời trước của nước ta. Dân gian yêu mến gọi ông là Trạng Nồi.
Theo Kho tàng truyện dân gian Việt Nam
Ở đoạn đầu, chàng trai được giới thiệu như thế nào?
Câu 6:
Thực hiện yêu cầu:
a. Chọn một từ phù hợp trong khung thay cho các □ trong bài ca dao sau:
đợi, trông, chờ
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn □ nhiều bề.
□ trời, □ đất, □ mây,
□ mưa, □ nắng, □ ngày, □ đêm.
□ cho chân cứng đá mềm,
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
Ca dao
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ em chọn.
về câu hỏi!