Soạn Tiếng Việt 5 CTST Bài 5: Ông Trạng Nồi có đáp án

104 người thi tuần này 4.6 244 lượt thi 14 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

4437 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)

55.7 K lượt thi 13 câu hỏi
3231 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)

51.5 K lượt thi 12 câu hỏi
3152 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)

51.5 K lượt thi 12 câu hỏi
1816 người thi tuần này

Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )

5.8 K lượt thi 7 câu hỏi
1371 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)

49.7 K lượt thi 12 câu hỏi
1127 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)

49.4 K lượt thi 12 câu hỏi
1021 người thi tuần này

Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)

3.2 K lượt thi 7 câu hỏi
860 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)

31.5 K lượt thi 12 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 2:

Ông Trạng Nồi

Thuở xưa, ở làng nọ, có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi. Chàng rất thông minh và ham học.

Nghe tin nhà vua mở khoa thi, chàng học trò nghèo miệt mài đèn sách. Đến bữa, đợi nhà hàng xóm ăn xong, chàng mới sang mượn nồi. Lần nào, chàng cũng cọ sạch nồi trước khi đem trả.

Khoa thi năm đó, chàng đỗ trạng nguyên. Nhà vua mở tiệc ban thưởng cho những người thi đỗ. Tiệc xong, nhà vua nói:

– Trước khi giúp nước, ta cho phép quan trạng về tạ ơn tổ tiên, thăm họ hàng, làng xóm. Ta sẽ ban thưởng cho nhà người và cho phép nhà người tự chọn phần thưởng. Quan trọng lễ phép:

– Tậu bệ hạ! Thần chỉ xin một chiếc nồi nhỏ để mang về quê.

Nhà vua rất ngạc nhiên nhưng vẫn ban cho quan trạng một chiếc nồi đúc bằng vàng.

Ở đoạn đầu, chàng trai được giới thiệu như thế nào? (ảnh 1)

Về đến nơi, quan trọng chào hỏi, cám ơn dân làng, rồi cầm chiếc nồi đi đến nhà hàng xóm. Thấy quan trọng đến, chủ nhà vội vàng ra chào, đón vào nhà. Quan trọng nói:

– Thưa ông, tôi xin biếu ông chiếc nồi nhà vua ban cho để tạ ơn. Nhờ ông có lòng giúp đỡ, tôi mới được như ngày nay.

Nghe quan trạng nói, người hàng xóm nghĩ thầm: "Cho mượn nồi thì có gì mà quan trạng phải trả ơn to đến thế!”. Như đoán biết ý nghĩ của ông, quan trạng thong thả:

– Hồi đó, vì bận ôn thi không có thời gian đi kiếm gạo, nên tôi đã mượn nồi của nhà ông để ăn vét cơm cháy trong mấy tháng trời. Nay đã đỗ đạt, tôi có chút quà mọn để trả ơn.

Chủ nhà và dân làng rất xúc động, cảm phục gương hiếu học và lòng biết ơn của quan trạng.

Vị quan trạng trẻ tuổi ấy chính là Tô Tịch, một người học giỏi nổi tiếng thời trước của nước ta. Dân gian yêu mến gọi ông là Trạng Nồi.

Theo Kho tàng truyện dân gian Việt Nam

Ở đoạn đầu, chàng trai được giới thiệu như thế nào?


Câu 9:

Thực hiện yêu cầu:

a. Chọn một từ phù hợp trong khung thay cho các □ trong bài ca dao sau:

đợi, trông, chờ

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn □ nhiều bề.

□ trời, □ đất, □ mây,

□ mưa, □ nắng, □ ngày, □ đêm.

□ cho chân cứng đá mềm,

Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.

Ca dao

Thực hiện yêu cầu:  a. Chọn một từ phù hợp trong khung thay cho các □ trong bài ca dao sau: (ảnh 1)

b. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ em chọn.


4.6

49 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%