Soạn Tiếng Việt 5 CTST Bài 5: Bầy chim mùa xuân có đáp án

  • 26 lượt xem

  • 15 câu hỏi


Câu 2:

Bầy chim mùa xuân

Tháng Giêng! Tôi nhớ những hạt cây vừa nảy mầm trên mặt đất. Chúng xanh tươi, non nớt, tuy run rẩy yếu đuối nhưng cũng đầy kiêu hãnh. Chúng xuyên qua những vụn đất để trồi lên.

Hôm ấy, chúng tôi cùng bố mẹ ra vườn. Tôi vẫn còn bé nên mẹ nói: “Con hãy đi dép vào!". Những tôi xin mẹ cho đi chân đất bởi tôi thích cái cảm giác đất vườn ẩm ướt, mềm mại ôm lấy hai bàn chân thật dịu dàng. Bố tôi là người bỏ xuống đất nhát cuốc đầu tiên còn anh trai tôi thì hát. Anh ấy luôn hát mỗi khi ra vườn. Khu vườn dường như là cả thế giới tuyệt diệu của chúng tôi.

Tháng Giêng gợi cho nhân vật tôi nhớ về điều gì? (ảnh 1)

Tôi ngồi thụp xuống dưới gốc cây hồng xiêm rất to và ngắm mấy cái hạt mầm. Gió xuân phảng phất bên tại tôi, trên má tôi. Tôi đã luôn nghĩ rằng mọi cây cối trong vườn, mọi chiếc lá hay mỗi bông hoa, chúng đều biết vui buồn.

Anh tôi chợt dừng hát, ngồi xuống bên cạnh tôi và thì thào:

– Này, anh vừa nhìn thấy đàn chim "Mùa Xuân" đấy.

Tôi quay phắt sang:

– Thật ư?

Một tay anh đưa lên miệng, tay kia anh chỉ cho tôi thấy. Ôi chao, đúng là một đàn đến hàng trăm con, loài chim mà chúng tôi đặt tên là "Mùa Xuân". Bởi vì chúng chỉ trở về vào mùa xuân, làm tổ khắp vườn và rồi sẽ bay đi khi những tia nắng đầu tiên của mùa hè chiếu xuống. Chúng có màu đỏ. Tất cả chúng đều có màu đỏ. Chúng đậu trên những vòm cây như quả chín.

Tôi nhìn thấy bố vẫy tay và chúng tôi rón rén trở về nhà, nhường cả khu vườn đang đâm chồi mướt mát cho bầy chim ấy.

Đỗ Bích Thuỷ

Tháng Giêng gợi cho nhân vật tôi nhớ về điều gì?


Câu 11:

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a. Bé Bông thật dễ thương. Khuôn mặt em bầu bĩnh, hai má phúng phính, căng mịn khiến ai nhìn cũng muốn nựng. Đôi mắt tròn xoe, lúc nào cũng long lanh. Môi em đỏ hồng, chúm chím như nụ hoa đào. Mái tóc mềm, đen nhánh được tết thành hai bím nhỏ, lắc lư theo nhịp bước. Nhờ làn da trắng hồng, Bông chẳng khác gì một em búp bê.

Lâm Anh

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (ảnh 1)

– Tác giả tả những đặc điểm nào của bé Bông?

– Mỗi đặc điểm ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

- Câu mở đầu và câu cuối của đoạn văn nói về điều gì?

b. Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con người đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.

Theo Mác-xim Go-rơ-ki

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (ảnh 2)

– Tác giả quan sát được những đặc điểm ngoại hình nào của bà khi bà chải tóc và khi bà cười? Mỗi đặc điểm ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

– Giọng nói của bà được miêu tả bằng những từ ngữ nào?

– Tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho bà của mình thể hiện qua lời tả như thế nào?

– Qua đoạn văn, em học được những gì về cách viết bài văn tả người?


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận