Câu hỏi:
12/07/2024 196Dựa vào thông tin mục c và hình 12.3, hãy:
- Nêu tên một số tuyến đường giao thông, cảng hàng không, cảng biển, điểm du lịch ở vùng Đồng bằng sông Hồng.- Trình bày sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Một số tuyến đường giao thông, cảng hàng không, cảng biển, điểm du lịch:
+ Tuyến đường giao thông: quốc lộ 1, quốc lộ 5, CT.01, CT.02, CT.03, CT.04, quốc lộ 18, quốc lộ 10, quốc lộ 21, quốc lộ 6, quốc lộ 32, quốc lộ 2
+ Cảng hàng không: Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi
+ Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định
+ Điểm du lịch: Trà Cổ, vịnh Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn, Đồng Châu, Xuân Thủy, Thịnh Long, Tràng An, Cúc Phương, Chùa Hương, Côn Sơn, Ba Vì, Tam Đảo,…
- Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ: đóng góp 42,1% vào GRDP vùng Đồng bằng sông Hồng (2021). Hoạt động dịch vụ đa dạng:
+ Thương mại: nội thương phát triển khắp các địa phương, hàng hóa đa dạng, hình thức mua bán phong phú, hiện đại; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh, chiếm tỉ trọng cao so với cả nước; Hà Nội là trung tâm thương mại lớn nhất vùng. Ngoại thương có tỉ trọng trị giá xuất khẩu chiếm khoảng 35% cả nước (2021), các địa phương có trị giá xuất khẩu hàng đầu là Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương. Cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh và cửa khẩu Móng Cái là những nơi diễn ra hoạt động xuất, nhập khẩu chủ yếu của cả vùng.
+ Giao thông vận tải: ngày càng hiện đại, nhiều loại hình khác nhau, kết nối các địa phương trong vùng và cả nước cũng như quốc tế. Các tuyến đường ô tô quan trọng: quốc lộ 1, 5, 18, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng,…; tuyến đường sắt Thống Nhất, Hà Nội - Hải Phòng,…; các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi; các cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh,… đảm nhiệm việc vận chuyển số lượng lớn về hàng hóa và hành khách. Hà Nội và Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng nhất ở vùng.
- Tài chính ngân hàng: phát triển rộng khắp, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Hà Nội là một trong 2 trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất cả nước.
- Du lịch: nhiều tiềm năng phát triển, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Doanh thu du lịch lữ hành chiếm hơn 51% tổng doanh thu cả nước (2021). Một số điểm du lịch nổi tiếng là Hạ Long, Cát Bà, Tràng An, Cúc Phương, Tam Đảo,… Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Ninh Bình là những trung tâm du lịch lớn của vùng và cả nước.
- Các lĩnh vực khác như bưu chính viễn thông, logistics, giáo dục - đào tạo, y tế,… cũng phát triển mạnh mẽ.
- Định hướng phát triển: trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại của khu vực Đông Nam Á; trong đó Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm tài chính, thương mại, du lịch mang tầm khu vực và quốc tế; thành phố Hải Phòng trở thành trung tâm logistics quốc tế hiện đại.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tại sao Đồng bằng sông Hồng dân cư tập trung đông nhất cả nước?
Câu 2:
Dựa vào hình 12.1 và thông tin mục b, hãy phân tích vấn đề phát triển kinh tế biển ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
Câu 3:
Dựa vào thông tin mục b, hãy:
- Phân tích đặc điểm nguồn lao động ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Nêu ảnh hưởng của nguồn lao động đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng.
Câu 4:
Câu 5:
Vùng Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, có vai trò quan trọng đối với cả nước. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng? Các ngành kinh tế của vùng phát triển và phân bố ra sao?
Câu 6:
Dựa vào hình 12.1 và thông tin mục 1, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Câu 7:
Dựa vào hình 12.1 và thông tin mục a, hãy phân tích thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
về câu hỏi!