Câu hỏi:

24/03/2024 33

Viết báo cáo ngắn về sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được thành lập năm 1998, bao gồm TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Vùng mở rộng thêm các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Long An vào năm 2003 và tỉnh Tiền Giang vào năm 2009. Đến 2021, diện tích vùng là hơn 30 nghìn km2, số dân là 21,8 triệu người.

Thế mạnh nổi trội:

- Vị trí địa lí: vị trí cầu nối giữa Đồng bằng sông cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, là đầu mối giao thương của các tỉnh phía nam với các vùng trong cả nước và quốc tế thông qua mạng lưới giao thông đường bộ, đường biển, đường sông và đường hàng không. Phía đông và đông nam là vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng => lợi thế vị trí địa lí tạo cho vùng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, có tiềm lực phát triển kinh tế vượt trội so với các vùng khác.

- Điều kiện tự nhiên: địa hình tương đối bằng phẳng, ¾ là đồng bằng và bán bình nguyên. Đất xám và đất feralit chiếm diện tích lớn, đất phù sa sông màu mỡ; khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm là điều kiện hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây lương thực. Có trữ lượng dầu khí lớn là nguồn khoáng sản quan trọng phục vụ cho các ngành kinh tế. Vùng biển giàu hải sản và diện tích mặt nước phục vụ khai thác và nuôi trồng thủy sản.

- Nguồn lao động: dân số đông, nguồn lao động dồi dào, trình độ chuyên môn cao là nguồn lực quan trọng.

- Cơ sở hạ tầng: mạng lưới giao thông vận tải ngày càng hoàn thiện với các tuyến đường bộ (quốc lộ 1, 13, 22, cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây - Phan Thiết,…), cảng biển lớn (TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu), cảng hàng không quốc tế (Tân Sơn Nhất).

- Có các đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế, tiêu biểu là TP Hồ Chí Minh; mạng lưới đô thị phát triển với hạt nhân là TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu,… Hệ thống cơ sở đào tạo và nghiên cứu ngành càng phát triển mạnh theo hướng hiện đại.

Một số ngành kinh tế tiêu biểu:

- Công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng lớn, tốc độ tăng giá trị sản xuất cao hơn mức trung bình cả nước. Cơ cấu ngành đa dạng, trình độ phát triển cao, nổi bật là các ngành mũi nhọn như sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất hóa chất; dệt, may; giày, dép; cơ khí; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính. Khoảng ½ số khu công nghiệp của cả nước phân bố tập trung trong vùng này.

- Hoạt động thương mại sôi động bậc nhất nước ta. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng liên tục tăng; trị giá xuất khẩu tăng nhanh chóng.

- Du lịch diễn ra sôi nổi, hoạt động giao thông vận tải có tốc độ tăng trưởng nhanh.

Vai trò của vùng đối với nền kinh tế cả nước:

- Vùng có GRDP đứng đầu trong 4 vùng kinh tế trọng điểm, chiếm tỉ trọng trong GDP cả nước cao nhất với 33,5% năm 2021.

- Vai trò là “đầu tàu”, có vai trò dẫn dắt phát triển kinh tế cả nước; là trung tâm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất cả nước. Đây cũng là nơi khởi nguồn cho những đột phá kinh doanh từ khi đất nước mở cửa.

- Là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đi đầu phát triển một số ngành sản xuất và dịch vụ tiên tiến, nhất là các ngành sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất phần mềm, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính, viễn thông, du lịch, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh quốc tế, tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Bình luận


Bình luận