Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 chính thức được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Luật Biển Việt Nam có 7 chương với 55 điều gồm các nội dung chính:

- Quy định chung về phạm vi điều chỉnh, thuật ngữ, nguyên tắc quản lý, bảo vệ biển, hợp tác quốc tế về biển cũng như thẩm quyền quản lý nhà bước về biển. Luật Biển Việt Nam nêu rõ quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp Hiến chương Liên hợp quốc và các hiệp định, thỏa thuận quốc tế khác mà Việt Nam tham gia.

- Quy định vùng biển và quy chế các đảo của Việt Nam gồm đường cơ sở, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

- Quy định về các hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định về việc đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu chiến và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam, quyền miễn trừ và trách nhiệm của tàu chiến và tàu thuyền công vụ nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, tìm kiếm, cứ hộ và cứu nạn, đảo nhân tạo và thiết bị, công trình trên biển, quyền truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát…

- Quy định về Phát triển kinh tế biển, liên quan đến các nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.

- Quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển, với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, cờ, sắc phục và phù hiệu.

- Quy định về xử lý vi phạm trên biển, bao gồm các điều khoản về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ Ngoại giao và xử lý vi phạm.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Việt Nam có một vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo. Nguồn tài nguyên biển đảo phong phú, đa dạng là tiền đề để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. Vì sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án » 12/07/2024 738

Câu 2:

Dựa vào hình 22.1 và kiến thức đã học, hãy trình bày các vùng biển của Việt Nam.

Dựa vào hình 22.1 và kiến thức đã học, hãy trình bày các vùng biển của Việt Nam. (ảnh 1)

Xem đáp án » 24/03/2024 249

Câu 3:

Dựa vào hình 22.2, hãy xác định các huyện đảo, thành phố đảo và các tỉnh, thành phố có các huyện đảo, thành phố đảo đó.

Dựa vào hình 22.2, hãy xác định các huyện đảo, thành phố đảo và các tỉnh, thành phố có các huyện đảo, thành phố đảo đó. (ảnh 1)

Xem đáp án » 24/03/2024 218

Câu 4:

Dựa vào hình 22.3 và thông tin mục a, hãy trình bày nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta.

Dựa vào hình 22.3 và thông tin mục a, hãy trình bày nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta. (ảnh 1)

Xem đáp án » 24/03/2024 200

Câu 5:

Dựa vào thông tin mục b, hãy trình bày ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển bảo đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Xem đáp án » 12/07/2024 188

Câu 6:

Dựa vào thông tin mục 3, hãy phân tích vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo nước ta.

Xem đáp án » 12/07/2024 157

Bình luận


Bình luận