Câu hỏi:
12/07/2024 181Tìm dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong mẩu truyện dưới đây. Cho biết mỗi dấu ấy có tác dụng gì. Chúng được viết khác nhau như thế nào?
Cậu bé ấp trứng
Ngay từ khi còn nhỏ, Giêm Oát-xơn (nhà khoa học Mỹ) đã rất chịu khổ quan sát hoạt động của các con vật.
Một lần, cả nhà ngồi vào bàn ăn đã lâu mà không thấy Giêm đầu. Mọi người đi tìm. Cuối cùng, họ phát hiện ra cậu bé ở trong kho, đang nằm phủ phục trên mặt đất.
– Con đang ấp trứng. Gà con sắp nở rồi đấy! Cả nhà chờ con một lát nhé - Cậu bé nói một cách tự hào, mắt lấp lãnh niềm vui.
Cả nhà cười ồ lên. Giêm giận dỗi:
– Cả nhà cười gì vậy? Chẳng phải gà mẹ cũng ấp như thế này sao? Sau này, lớn lên, Giêm Oát-xơn vẫn giữ được niềm say mê tìm hiểu thế giới xung quanh. Ông trở thành một nhà khoa học nổi tiếng, được trao Giải Nô-ben năm 1962. Khi được hỏi về bí quyết thành công, ông bảo: "Bí quyết thành công của tôi là sự say mê.”.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Dấu gạch ngang gồm có các dấu trong các câu:
– Con đang ấp trứng. Gà con sắp nở rồi đấy!
– Cả nhà cười gì vậy? Chẳng phải gà mẹ cũng ấp như thế này sao?
– Cậu bé nói một cách tự hào, mắt lấp lánh niềm vui.
Ở hai dấu gạch ngang đầu tiên dùng để biểu thị lời nói của nhân vật, dấu gạch ngang thứ 3 dùng để chú thích.
Dấu gạch nối gồm: Giêm Oát-xơn, Nô-ben
Các dấu gạch nối này được sử dụng để viết tên nước ngoài
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh trưởng em vào buổi sáng sớm. Chi ra biện pháp liên kết câu mà em đã sử dụng trong đoạn văn ấy.
Câu 3:
Trong câu sau, từ mọc được dùng với nghĩa nào? Đó là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển của từ?
Câu |
Nghĩa của từ mọc |
Mặt Trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố. Lưu Quang Vũ |
a) (Thực vật) sinh ra, lớn lên. |
b) Nhô lên khỏi bề mặt và cao lên. |
|
c) Được tạo ra và phát triển. |
Câu 4:
Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh theo 1 trong 2 đề sau:
a) Tả bầu trời vào một đêm nhiều sao.
b) Tả một ngày nắng đẹp (hoặc một cơn mưa).
Gợi ý
a) Tả bầu trời vào một đêm nhiều sao
- Em ngắm nhìn bầu trời sao ở đâu, vào lúc nào?
- Em nhìn thấy bầu trời sao đẹp như thế nào?
- Em có cảm nghĩ gì khi ngắm nhìn bầu trời sao?
b) Tả một ngày nắng đẹp (hoặc một cơn mưa)
- Ngày nắng (hoặc cơn mưa) mà em định tả ở đâu, vào mùa nào trong năm?
- Ngày nắng (hoặc cơn mưa) đó diễn ra như thế nào?
- Em có cảm nghĩ gì về ngày nắng (hoặc cơn mưa) đó?
Câu 6:
Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài thơ sau. Em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?
Sáng nay
Có ngàn tia nắng nhỏ
Đi học sáng hôm nay
Có trăm trang sách mở
Xoè như cánh chim bay.
Tránh nắng, từng dòng chữ
Xếp thành hàng nhấp nhô
"I gầy nên đội mũ
"O" đội nón là "ô".
Giờ chơi vừa mới điểm
Gió nấp đâu, ùa ra
Làm nụ hồng chúm chím
Bật cười quá, nở hoa.
THY NGỌC
Câu 7:
Dựa vào nội dung một đoạn văn trong bài đọc Vì sao có cầu vồng? (trang 99), viết 1 – 2 câu giải thích hiện tượng mà đoạn văn đó nêu ra. Chỉ ra các đại từ và kết từ trong những câu em viết.
về câu hỏi!